Danh mục

Thượng công trị vị bệnh: Thầy thuốc giỏi chữa bệnh từ sớm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 73.37 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thượng công trị vị bệnh: Thầy thuốc giỏi chữa bệnh từ sớmNhiều câu chuyện được ghi lại trong một số sách cổ, có thể là sự thật lịch sử, nhưng cũng có thể chỉ là hư cấu. Dù sao đi nữa cũng cho biết quan niệm, cách thức xếp hạng trình độ y thuật của người xưa. Biển Thước là một thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến quốc ở Trung Hoa, điều đó mọi người đều biết. Nhưng có lẽ ít người biết rằng, cả 3 anh em nhà Biển Thước đều làm nghề thuốc, mà đều là những vị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thượng công trị vị bệnh: Thầy thuốc giỏi chữa bệnh từ sớmThượng công trị vị bệnh: Thầy thuốc giỏi chữa bệnh từ sớmNhiều câu chuyện được ghi lại trong một số sách cổ, có thể là sự thật lịch sử, nhưng cũngcó thể chỉ là hư cấu. Dù sao đi nữa cũng cho biết quan niệm, cách thức xếp hạng trình độy thuật của người xưa.Biển Thước là một thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến quốc ở Trung Hoa, điều đó mọi ngườiđều biết. Nhưng có lẽ ít người biết rằng, cả 3 anh em nhà Biển Thước đều làm nghềthuốc, mà đều là những vị thầy thuốc cao siêu. Tương truyền, khi Ngụy Văn Vương biếtđược việc đó, liền hỏi Biển Thước: Trong 3 anh em, người nào giỏi nhất? Biển Thướcđáp: Anh cả giỏi nhất, anh hai thứ nhì, còn thần thuộc vào hạng thấp nhất. Ngụy VănVương rất ngạc nhiên, vội hỏi: Thế thì vì sao nhà ngươi lại là người nổi tiếng nhất? BiểnThước đáp: Anh cả thần chữa bệnh, là chữa ngay từ khi bệnh chưa hình thành. Nóichung, khi người ta còn chưa cảm thấy bệnh tật đe dọa, đã được anh cả chữa khỏi. Vì vậyanh cả mới không nổi tiếng; Anh thứ hai chữa bệnh, khi bệnh vừa mới phát. Bệnh cònnhẹ, nên hễ chữa là khỏi. Do đó người ta cho rằng, anh hai chỉ có thể chữa được nhữngloại bệnh nhẹ. Còn thần chữa bệnh, là chữa khi bệnh đã rất nghiêm trọng, khiến ngườibệnh vô cùng đau khổ, thậm chí tính mạng đang bị đe dọa. Cho nên thần mới nổi tiếngnhất.Từ 2000 năm trước, Nội kinh – bộ “thánh kinh” của Đông y học đã phân chia thầy thuốcthành 2 đẳng cấp: “Thượng công” và “Hạ công”. “Thượng công” là những thầy thuốc cóy thuật cực kỳ cao siêu, chữa 10 người khỏi được tới 9; còn “hạ công” chỉ là những thầythuốc bình thường, không có khả năng gì đặc biệt, chữa 10 người chỉ khỏi được 4-5. Nộikinh cũng đã chỉ ra cả tiêu chuẩn xếp hạng cụ thể như sau: “Thượng công thủ thần, hạcông thủ hình”. Nghĩa là, bậc “thượng công” căn cứ vào “thần”, còn “hạ công” căn cứvào “hình”. “Thần” là thứ “vô hình”, chưa thành hình chất, rất khó nắm bắt, chỉ nhữngbậc “thượng công” mới lĩnh hội được. Còn “hình”, là những thứ đã thành hình chất, đã cóhình dạng cụ thể. “Thượng công” là những bậc minh triết, có khả năng nhận biết đượcnhững thứ “vô hình”, và căn cứ vào đó để lý giải, chữa trị bệnh tật. Ngược lại, “hạ công”chỉ có thể lý giải và chữa trị bệnh tật, dựa trên những thứ rất cụ thể, “hữu hình”, nghĩa làkhi bệnh đã hình thành.Từ xưa Đông y đã quan niệm, người thầy thuốc không những cần phải chữa bệnh giỏi,mà điều quan trọng hơn, là chẩn đoán giỏi. Chính vì vậy, tiền nhân thường nói: Nhìn màbiết được bệnh là bậc “thần y”, nghe mà biết được bệnh là bậc “thánh y”, hỏi mà biếtđược bệnh là thầy thuốc giỏi, xem mạch biết được bệnh là chỉ có kỹ xảo (Vọng nhi trichi, vị chi thần; Văn nhi tri chi, vị chi thánh; Vấn nhi tri chi, vị chi công; thiết nhi tri chi,vị chi xảo).Sử sách còn ghi lại rất nhiều câu chuyện, về tài chẩn bệnh của các bậc danh y. Như trongSử ký của Tư Mã Thiên, có ghi lại câu chuyện về tài “vọng chẩn” của Biển Thước. Mộtlần, khi đi qua nước Tề, Biển Thước chỉ nhìn sắc mặt Tề Hoàn hầu đã biết rõ bệnh vàkhuyên: Bệnh của ngài không nặng, chỉ ở ngoài da, chữa trị rất mau khỏi. Nhưng TềHoàn hầu đã không tin. Vài ngày sau, Biển Thước thấy bệnh đã vào sâu hơn, liền báođộng: Bệnh của ngài đã vào huyết mạch, nếu không trị ngay, e rằng có thể nguy hại đếntính mạng. Tề hầu vẫn coi thường không chịu chữa trị ... Vài chục ngày sau, Biển Thướccũng chỉ cần nhìn, nghĩa là chỉ dùng tới phép “vọng”, biết bệnh của Tề hầu đã nguy kịch,không thuốc gì có thể chữa khỏi, nên liền bỏ trốn. Còn sách Châm cứu giáp ất kinh củaHoàng Phủ Mật, có ghi lại sự việc về Trương Trọng Cảnh. Một lần, sau khi chẩn bệnhcho thị trung Vương Trọng Nghi, Trương Trọng Cảnh đã nói: Ngài có bệnh, nếu khôngchữa trị ngay, tới năm 40 tuổi lông mày sẽ bị rụng, nửa năm sau đó sẽ chết. Khi đó, họVương vẫn còn đang trẻ khỏe, ngoài 20 đã làm quan tới chức thị trung, nên đã không đểtâm tới nhận định của Trương Trọng Cảnh, không uống thuốc theo đơn được kê. Hơnchục năm sau, tới 40 tuổi, hai lông mày quả nhiên rụng sạch, họ Vương mới biết đã quámuộn, và qua đời nửa năm sau đó. Và đây là một sự việc có thực hoàn toàn, không chúthư cấu. Trương Trọng Cảnh có y thuật cao siêu như vậy, nên mới được tôn vinh là bậc“thánh y”, và bộ Thương hàn tạp bệnh luận do ông trước tác, mới được thừa nhận là mộttrong “Tứ đại kinh điển” của Đông y, xếp ngang với Nội kinh, Nạn kinh và Thần Nôngbản thảo kinh.Mọi thứ bệnh tật, đều đi từ “chưa thành hình” đến “đã thành hình”, từ “vị bệnh” đến “dĩbệnh”, từ “phi thực thể” đến “thực thể”. Thầy thuốc có khả năng “thủ thần”, mới có thểchữa trị bệnh ngay từ khi bệnh chưa hình thành, còn trong giai đoạn “phi thực thể”. Chữatrị sớm, dễ thực hiện, tốn ít công sức, kết quả mỹ mãn. Ngược lại, chờ đến khi bệnh đãthành hình, thậm chí đã cố kết không gì phá nổi, mới chữa trị sẽ rất khó khăn, tốn rấtnhiều công sức, tiền của, mà không thể mang lại kết quả mong muốn. Do đó, ngay ởtrang đầu, sách ...

Tài liệu được xem nhiều: