Danh mục

Thương Hiệu Đừng Chạy Quá Sớm

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.03 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phải tập đi trước khi tập chạy _ đó là điều quan trọng mà Giáo sư Trương Quang , Viện Công Nghệ Châu Âu (AIT – BangKok) nhấn mạnh trong cuộc toạ đàm về xây dựng thương hiệu được tổ chức ngày 16-4 tại Saigon Times Club.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương Hiệu Đừng Chạy Quá Sớm Thương Hiệu Đừng Chạy Quá SớmPhải tập đi trước khi tập chạy _ đó là điều quan trọng mà Giáo sư Trương Quang , Viện CôngNghệ Châu Âu (AIT – BangKok) nhấn mạnh trong cuộc toạ đàm về xây dựng thương hiệu đượctổ chức ngày 16-4 tại Saigon Times Club.Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này, bởi theo nhận xét của Giáo sư Trương Quang, hiện nay nhiềuDoanh nghiệp (DN) Việt Nam chỉ mới tập trung vào việc xây dựng tên hiệu – chứ không phảithương hiệu – và xây dựng một cách hấp tấp không chú trọng đến những nguyên tắc căn bản ,không theo trình tự hợp lý, bài bản và quá chú trọng đến cái ngắn hạn, thậm chí làm theo kiểu“thời thượng”. Trong khi đó, xây dựng thương hiệu theo đúng nghĩa phải là một chiến lược lâudài, nhằm đạt đến sự phát triển bền vững. Ai cũng biết, thương hiệu một khi đứng vững trênthương trường sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Nó giúp cho sản phẩm, dịch vụ mangthương hiệu đó thuận lợi trong tiếp thị, được luật pháp bảo hộ, không bị bắt chước , có thể hộinhập đi vào thị trường toàn cầu hoá. Nhưng để tạo dựng một thương hiệu , doanh nghiệp phảithực hiện những bước đi căn bản, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác một cách hợp lý, có quycủ. Có một thực tế là khi nói đến thương hiệu, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến “bề nổi” củanó. Đó là các yếu tố: tên hiệu, ký hiệu, khẩu hiệu, đồ hiệu(graphic), mẫu mã, mùi vị, màu sắc –nói chung là tạo sự nhận biết. Nhưng thật ra, để tạo sự khác biệt cho thương hiệu, để cho kháchhàng gắn bó lâu dài, “trung thành” với một thương hiệu thì bấy nhiệu chưa đủ. Phải có nhữngyếu tố khác, quan trọng hơn là sự nhận biết. Theo Giáo sư Trương Quang, đó là giá trị tích luỹqua năm tháng, là uy tín, sự công nhận của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ hay với mộtcông ty. Hẳn nhiên, giá trị tích luỹ này không thể một sớm một chiều có được mà phải trải quamột quá trình lâu dài và khi đã tạo được giá trị tích luỹ, nó trở thành một thứ vũ khí vô cùng hiệuquả trên thương trường. Đây chính là chiều sâu, là sự phát triển định tính của một thương hiệu.Thông thường , tạo dựng một thương hiệu bao gồm hai công việc: xây dựng và phát triểnthương hiệu. Xây dựng luôn đi trước và không có xây dựng thì rõ ràng không có phát triển. Xâydựng là công việc có thể xác định được thời hạn, còn phát triển thì vô cùng. Với các tập đoàn,công ty nổi tiếng thì giai đoạn xây dựng đã qua từ lâu và giờ là lúc phát triển thương hiệu. Xét vềphương diện bền vững thì việc xây dựng quan trọng hơn phát triển thương hiệu.Diễn trình xây dựng và phát triển một thương hiệu tất yếu phải trải qua bốn giai đoạn: khởi đầu,tăng trưởng, bão hoà và thoái trào – tái tạo. Giai đoạn khởi đầu (trong khoảng năm năm) là giaiđoạn nỗ lực tạo ra cái tên, các yếu tố nhận dạng. Đây là giai đoạn có thể tính toán, xác định cácyếu tố cho nên mang tính định lượng. Giai đoạn tăng trưởng gắn với việc hình thành một tínhcách riêng và giai đoạn bão hoà là thời kỳ khẳng định uy tín, viễn tượng phát triển của thươnghiệu. Cuối cùng, giai đoạn thoái trào – tái tạo rất quan trọng, ở đây đòi hỏi một tầm nhìn, khảnăng ngăn chặn thoái hoá, phục hồi để tiếp tục đi lên. Ba giai đoạn kể sau có tính chất định tính.Từ diễn trình này, nhìn vào thực tế xây dựng thương hiệu ở Việt Nam hiện nay, Giáo sư trươngQuang cho rằng, chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu mà chưa tập trung hoặc chưa chú trọng vàocác giai đoạn phát triền sau đó của thương hiệu. “Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chỉ lo làmsao chiếm được thị trường rồi sau đó ra sao thì ra. Đó chỉ là chiến thuật ngắn hạn” – Giáo sưQuang nhặn xét “ Thậm chí, có doanh nghiệp đẩy sản phẩm ra trước khi xây dựng thương hiệu .Cho nên có tình trạng sản phẩm chết trước khi có thương hiệu.Thật ra, sản phẩm không đẩy được thương hiệu mà phải đi song hành, hoặc nhiều khi chínhthương hiệu đẩy sản phẩm lên. Cho nên phải bắt đầu xây dựng thương hiệu từ những cái cănbản nhất. Đừng chạy quá sớm.”.Nó “phải tập đi trước khi tập chạy” chính là trong ý nghĩa đó. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cácdoanh nghiệp còn non trẻ trong nước đang phải chịu áp lực cạnh tranh từ những thương hiệu nổitiếng của nước ngoài, liệu có một con đường nào thích hợp trong việc xây dựng thương hiệu?Theo Giáo sư Trương Quang, các doanh nghiệp vẫn phải bắt đầu bằng các bước đi căn bản, cóquy củ, chuyên nghiệp và điều quan trọng nhất là làm sao để tạo uy tín, tích luỹ giá trị chothương hiệu của mình. Vấn đề là doanh nghiệp cần định vị đúng, xác định phân khúc thị trườngphù hợp, biết người biết ta, không nên (và không thể) ôm đồm, “đánh “hết thị trường. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: