Danh mục

Thương Hiệu Quốc Gia: Từ góc nhìn của người tư vấn xây dựng thương hiệu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thương Hiệu Quốc Gia: Từ góc nhìn của người tư vấn xây dựng thương hiệu Thương hiệu quốc gia, theo cách nhìn của một người xây dựng thương hiệu, là những ấn tượng của một quốc gia trong quá trình buôn bán, sản xuất, trao hóa..., đổi là hàng những quá trình mà khi nêu tên của một quốc gia, người buôn bán có thể dựa vào đó để tăng hay giảm giá trị của các sản phẩm mang yếu tố hình ảnh của quốc gia đó trong quá trình thương lượng để xác định được phần lợi về mình. Cũng có một số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương Hiệu Quốc Gia: Từ góc nhìn của người tư vấn xây dựng thương hiệu Thương Hiệu Quốc Gia: Từ góc nhìn của người tư vấn xây dựng thương hiệu Thương hiệu quốc gia, theo cách nhìn của một người xây dựng thương hiệu, là những ấn tượng của một quốc gia trong quá trình buôn bán, sản xuất, trao đổi hàng những hóa..., là quá trình mà khi nêu tên của một quốc gia, người buôn bán có thể dựa vào đó để tăng hay giảm giá trị của các sản phẩm mang yếu tố hình ảnh của quốc gia đó trong quá trình thương lượng để xác định được phần lợi về mình. Cũng có một số cách đề cập khác về thuật ngữ “thương hiệu quốc gia” nhưng trong bài viết này tôi không đề cập tới những khái niệm hình ảnh hay ấn tượng không mang tính thương mại, cụ thể hơn là không mang được lợi thế cho các thương vụ có gắn tới Việt Nam trong quá trình thương lượng. Như vậy, khi nói đến thương hiệu quốc gia, tức là nói đến các lợi thế cạnh tranh mà bản thân quốc gia đó có thể mang lại cho người tiêu dùng khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của quốc gia đó hay mang trên mình dấu hiệu bảo chứng chất lượng hay đặc thù dịch vụ/tính năng... của một quốc gia. Tất nhiên, thương hiệu quốc gia một phần được tạo nên từ những hoạt động trong lịch sử, nhưng cũng như các thương hiệu khác, thương hiệu quốc gia được tạo thành chính từ quá trình truyền thông của các thị trường mà quốc gia đó có ảnh hưởng tới. Bắt đầu từ thị trường Đầu tiên phải nói đến những địa bàn mà Việt Nam có ảnh hưởng, từ đó mới có thể đề cập tới sự ảnh hưởng của dòng chữ Made in Vietnam hay Designed by Vietnamese hay Vietnam origin materials... Hiện nay, Việt Nam vẫn còn biểu tượng cho một cuộc chiến vĩ đại, cuộc chiến đó đã chiến thắng và vẫn còn dấu ấn trong nhiều thế hệ ở nhiều nước. Xét về mặt thương hiệu, thì thương hiệu Việt Nam đã được định vị như là một vị thần chiến tranh: có thể là chiến tranh nhân dân, không đại diện cho một sức mạnh vũ khí mà đại diện cho sức mạnh con người trong chiến đấu và chiến thắng.Với một định vị như vậy, thương hiệu Việt Nam có thể rất thành công trong thị trường các sản phẩm có liên quan đến chiến tranh hay lòng dũng cảm hay các sản phẩm rèn luyện sức khỏe, ý chí của cá nhân hay tập thể. Trong các thị trường này thì thương hiệu Việt Nam sẽ hoàn toàn có thể lấn lướt các thương hiệu quốc gia khác, kể cả Made in USA hoặc Made in Japan vì thương hiệu Việt Nam có sức mạnh hơn hẳn các thương hiệu khác. Hiện nay, chúng ta đang muốn bán các sản phẩm nông lâm thủy sản hay dịch vụ nhưng thương hiệu các sản phẩm này ở Việt Nam chưa được xây dựng theo định hướng là một nhà sản xuất có uy tín hoặc một nhà cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, do đó chúng ta sẽ khó có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế trên cơ sở thương hiệu với các yếu tố lợi thế về giá và chất lượng dịch vụ. Một sản phẩm muốn cạnh tranh trên thị trường thì phải có các đầy đủ các yếu tố chất lượng, giá, dịch vụ và mức độ chấp nhận của thị trường. Có thể nói, cho đến nay, các nhà sản xuất của Việt Nam chưa bao giờ đánh giá các sản phẩm của mình một cách toàn diện khi tham gia thị trường. Trong quá trình thương thảo với các đối tác thương mại, họ cũng ít đề cập tới tổng thể các điều kiện cạnh tranh của sản phẩm cho từng thị trường cụ thể. Do đó, chúng ta luôn chỉ có thể dựa vào những gì có trong tay: đó là giá và chất lượng dịch vụ, mà ở đây chủ yếu là tốc độ và chi phí giao hàng chứ chưa hề nghĩ tới các yếu tố khác của sản phẩm. Ví dụ như mức độ chấp nhận, các chi phí cần thiết để tăng thêm mức độ chấp nhận và các phương án cần thực hiện ở các tầm qui mô và ảnh hưởng khác nhau. Đó chính là quá trình xây dựng thương hiệu của sản phẩm. Ở đây khi bàn tới thương hiệu quốc gia thì tất nhiên là phải có sự tương hỗ giữa hai quá trình: quá trình xây dựng thương hiệu của sản phẩm và quá trình xây dựng hình ảnh quốc gia tại cùng một thị trường. Có ba trường hợp xây dựng thành công hay thất bại của một hoặc nhiều thương hiệu tại một thị trường xác định Trường hợp 1: Sản phẩm đi trước Đa số các trường hợp thành công từ một sản phẩm, sau đó các sản phẩm của quốc gia đó đi cùng và từ từ xây dựng nên một hình ảnh chất lượng chung của một quốc gia. Điền hình là các sản phẩm của Nhật ở giai đoạn sau thế chiến thứ hai, khi đất nước Nhật không thể quảng bá hình ảnh thương mại của mình thì việc các sản phẩm như Sony hay Toyota xuất hiện một cách hiệu quả đã tạo ra một hình ảnh nước Nhật mới và từ đó các sản phẩm Made in Japan có điều kiện rất dễ dàng trong việc thâm nhập các thị trường quốc tế, và tất nhiên các sản phẩm khác cũng tinh tế và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng cũng góp phần tôn tạo thêm giá trị Nhật Bản trong các sản phẩm của đất nước này. Trường hợp ngược lại là Trung Quốc. Khi các sản phẩm giá rẻ xuất hiện với chất lượng rất không ổn định thì hình thành một tâm lý là hàng Trung Quốc giá rẻ dùng một lần bỏ cũng được. Do đó khi các mặt hàng khác của Trung Quốc bị hư hỏng thì ai cũng chấp nhận vì tồn tại một tâm lý rằng hàng Trung Quốc thì đương nhiên mau hỏng. Điều này làm ảnh hưởng đến cả các sản phẩm quốc tế gia công tại thị trường Trung Quốc. Ở Việt Nam, các mặt hàng điện tử hay điện gia dụng có dòng chữ Made in China luôn có giá rẻ hơn từ 20% - 30% so với hàng cùng thương hiệu nhưng làm ở các nước khác. Để có thể cải thiện hình ảnh này thì Trung Quốc sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Một chiến lược quốc gia như kiểu chiến dịch vận động và thực thi Olympic Bắc Kinh xem ra chưa đủ mà nước này chắc chắn phải nỗ lực nhiều hơn đối với các sản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: