Danh mục

Thuyết Minh Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi - Bài làm 2

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng" (Tố Hữu) Lấp lánh rọi sáng như một ngôi sao Khuê trong tâm hồn, trong trái tim "ưu thời ái quốc", - thâm thuý, sắc bén, đầy biến hoá trong tài mưu lược chính trị - nhẹ nhàng mà thanh tao, thi vị trong những vần thơ về thiên nhiên, cây cỏ, Nguyễn Trãi đã tạc mình vào vóc dáng dân tộc, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim mỗi người dân Viêt Nam, trong lịch sử dân tộc. Lắng mình cùng dòng chảy thời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết Minh Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi - Bài làm 2 Thuyết Minh Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi - Bài làm 2 Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng (Tố Hữu) Lấp lánh rọi sáng như một ngôi sao Khuê trong tâm hồn, trong trái tim ưu thờiái quốc, - thâm thuý, sắc bén, đầy biến hoá trong tài mưu lược chính trị - nhẹ nhàngmà thanh tao, thi vị trong những vần thơ về thiên nhiên, cây cỏ, Nguyễn Trãi đã tạcmình vào vóc dáng dân tộc, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim mỗi người dân Viêt Nam,trong lịch sử dân tộc. Lắng mình cùng dòng chảy thời gian, trở về với mảnh đất Hải Dương - nơi đãsinh thành, nuôi dưỡng con người tài hoa Đất Việt Nguyễn Trãi, ta mới thấu hiểu rằnglấp sau mũ quan, áo gấm là một thời ấu thơ đầy bão dông. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)sinh ra và lớn lên tại làng Chi Ngại, là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại tướngcông Trần nguyên Đán. Thật may mắn khi con người vốn đã tài hoa, kiệt xuất trờixinh ấy lại được nuôi dưỡng, lớn lên trong một gia đình mà truyền thống yêu nước,văn hoá, văn học đã trở thành một niềm tự hào sâu sắc.Thế nhưng, hạnh phúc vừa cầmnắm trong tay thì cuộc đời giông tố đã ập đến khiến Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mátđau thương. Ông để tang mẹ lúc 5 tuổi rồi lại ông ngoại qua đời khi vừa tròn 10 tuổi.Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về tinh thần, nỗ lực học tập, năm 1440, NguyễnTrãi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặcMinh cướp nước ta, cha ông bị chúng bắt sang Trung Quốc. Gánh nặng hai vai là mónnợ non sông và mối thù nhà khôn xiết. Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh,Nguyễn Trãi từ Đông Quan tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Ôngđã trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, thực hiện mưu phục tâm công giúp cuộckhởi nghĩa Lam Sơn đi đến toàn thắng vang dội. Ông hăm hở tham gia vào công cuộcxây dựng đất nước. Giặc ngoài đã dẹp yên, mâu thuẫn nội bộ triều đình phong kiếnnổi lên, Nguyễn Trãi bị nghi oan, bắt giam. Sau đó ông được thả ra nhưng không cònđược tin dùng như trước. Thời thế ép buộc con người tận trung với nước, tận hiếu vớidân phải từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1442, Nguyễn Trãi trở vềgiúp vua Lê Thánh Tông việc nước thì an oán Lệ Chi Viên đổ ập xuống gia đình ông.Bọn gian thần vu cho ông giết vua, khép tội tru di tam tộc. Cuộc đời đã đóng sậptrước mắt con người tài hoa bạc mệnh như một sự thật phũ phàng đến nao lòng, là nỗixót thương nghẹn ngào của bao con dân khổ cực dưới ách cùm trói thiếu đi một cánhtay che chở, bảo vệ trước dông tố cuộc đời. Sinh ra từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi hư vô. Cuộc đời và sự nghiệp củaNguyễn Trãi tưởng đã bị cuốn phăng khỏi guồng quay của thời gian, chuyến hànhtrình dài của lịch sử nhưng chính bởi hồn thơ văn chất chứa đã khẳng định tên tuổi, tạclinh hồn vô hình lên vóc dáng dân tộc, để lại cho đời những tiếng thơ bất hủ, vang dộimà cũng không kém phần lắng đọng, tinh tế, bình dị như chính những rung động nhẹnhàng trong trái tim Nguyễn Trãi: Nhắc đến tên ông là thấy thơ Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ. (Tế Hanh) Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất mọi thời đại. Ông coi thơ là nơi gửigắm, truyền đạt con mắt sự đời tinh tế để công phá quân giặc; là miền đất mơ ước màở đó tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân thấm nhuần vào hành động, xuyênsuốt, chủ đạo như nguồn năng lượng hội tụ phát sáng kì diệu: Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng (Quốc âm thi tập) Trong thơ Nguyễn Trãi, hai tiếng trung hiếu và ưu ái như một lời nguyềnvang vọng, trường tồn với năm tháng: Yêu nước, thương dân - danh là danh tổ quốc -lợi là lợi tổ quốc. Sống để cống hiến, suốt đời quên mình vì dân vì nước, vì tư tưởngnhân nghĩa. Rạo rực, hùng hồn, sắc bén, đây Quân trung từ mệnh tập - vang dộikhí phách, tinh hoa, cội nguồn dân tộc đây, mãi là áng Thiên cổ hùng văn ấy là BìnhNgô đại cáo... Quân trung từ mệnh tập tuy chỉ là một tập hợp gồm những thư từ gửi chotướng giặc và những giao thiệp với triều đình nhà Minh của Nguyễn Trãi.... nhưng nólại là tập văn chiến đấu có sức mạnh bằng mười vạn quân (Phan Huy Chú) với ngòibút tinh thông, sắc sảo, biến hoá, nhất quán của mưu sư “viết thư thảo hịch tài giỏihơn hết mọi thời” (Lê Quý Đôn). Mỗi bức thư là một khâu, một mắt xích quan trọngtrong cả cuộc luận chiến kéo dài giữa ta và địch, là sự kết hợp tuyệt diệu giữa lý lẽ lúcthâm thuý, ý nhị, lúc biến hoá, sắc sảo đến gai góc, tài tình với tư tưởng yêu nước,thương dân đã tạo cho “sức mạnh của ngòi bút Nguyễn Trãi được nhân lên, cú đánhnào của ông cũng trúng đích” (Nguyễn Huệ Chi). Nếu văn đàn Việt Nam đã từng gặpmối giao thời lịch sử và văn học sáng rọi giữa Nam Quốc Sơn Hà với chiến thắng ...

Tài liệu được xem nhiều: