Danh mục

Thuyết trình Tài chính quốc tế: Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và mậu dịch châu Á

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 634.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuyết trình Tài chính quốc tế: Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và mậu dịch châu Á nhằm trả lời hai câu hỏi chính: Khi đồng Nhân Dân Tệ thay đổi sẽ tác động như thế nào đến cán cân mậu dịch Trung Quốc? Những bạn hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết trình Tài chính quốc tế: Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và mậu dịch châu Á Tiểu luậnCHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC VÀ MẬU DỊCH CỦA CHÂU ÁTóm tắtBài nghiên cứu này trả lời hai câu hỏi chính: - Khi đồng Nhân Dân Tệ thay đổi sẽ tác động như thế nào đến cán cân mậu dịchTrung Quốc? - Những bạn hàng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?Bài nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng, trên thực tế Cán cân mậu dịch Trung Quốc nhạycảm với những thay đổi bất thường trong tỷ giá thực hiệu dụng (REER) của đồng NhânDân Tệ (NDT), mặc dù vậy thì chính sách tỷ giá một mình nó cũng không thể nào giảiquyết được mức độ thặng dư trong cán cân thương mại. Một trong những nguyên nhânchính giải thích tại sao sự suy giảm trong thặng dư mậu dịch là có giới hạn đó là nhậpkhẩu của Trung Quốc vẫn giảm mặc dù tăng giá đồng NDT.Qua việc đánh giá phương trình nhập khẩu song phương, tác giả nhận ra rằng nhập khẩutừ những nước Đông Nam Á khác đều giảm. Kết quả này phản ánh sự “hợp nhất theochiều dọc” (vertical intergration) của khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc thông qua“mạng lưới sản xuất Châu Á”. Tác giả cho thấy nhập khẩu từ Đức (nơi đáp ứng nhu cầutrong nước của Trung Quốc) tăng cùng với việc tăng giá trị thực của đồng NDT đúng nhưmong đợi. Trên tất cả, kết quả nghiên cứu này gia tăng mối quan tâm đến tác động củaviệc tăng giá đồng NDT trên khu vực Đông Nam Á ngay cả trong trường hợp các đồngtiền khác trong khu vực không theo kịp hướng đi lên của đồng NDT. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, thị phần của Trung Quốc trong thương mại quốc tế đãphát triển cực kỳ nhanh chóng. Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất trên thếgiới, cùng với Đức và Mỹ. Mậu dịch Trung Quốc đã rất cân bằng cho đến gần đây. Theo thống kê của cục hảiquan Trung Quốc, năm 2004 thặng dư mậu dịch chỉ là 32 tỷ USD (khoản 1,7% GDP).Tuy nhiên, từ năm 2005 thặng dư mậu dịch không ngừng tăng lên, con số này lên đến gần180 tỷ USD nă m 2006 (hay xấp xỉ 7% GDP). Trung Quốc đang đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ các nước công nghiệp để định giácao Đồng NDT. Trong thực tế, tỷ giá thực hiệu dụng (REER) đã có thời kỳ bị định giácao một cách phi lý từ 1994 đến cuối năm 1997, nhưng có xu hướng giảm kể từ khichuyển qua cơ chế tỷ giá linh hoạt. Mức độ thặng dư quá lớn là vấn đề quan trong không những đối với Trung Quốc màcòn với cả thế giới. Sự gia tăng thặng dư nhanh chóng chủa Trung Quốc được tranh luậnrất nhiều trên các Diễn đàn chính sách quốc tế. Một mặt, chúng ta thật ấn tượng khi cácnhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn duy trì tỷ giá thấp quá mức để thu lợi từ nhucầu bên ngoài và đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao quá mức cần thiết. Mặt khác, có nhiềunghi ngờ rằng liệu tỷ giá hối đoái có thể là một công cụ hiệu quả giúp làm giảm thặng dưmậu dịch hay không, khi Trung Quốc là nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, trong đó giá cảcó lẽ vẫn còn đóng vai trò hạn chế hơn trong quyết định của công ty liên quan đến cungvà cầu. Tuy có nhiều mối quan tâm về vấn đề này nhưng tài liệu về đề tài này thì tương đốikhan hiếm. Việc thiếu các dữ liệu thích hợp và chuỗi thời gian dài hạn gây khó khăntrong việc nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa tỷ giá đồng NDT và ngoại thương củaTrung Quốc mãi cho đến gần đây. Từ mùa hè năm 2003, khi những tranh luận về việcđánh giá thấp đồng NDT lên đến đỉnh điểm, thì việc nghiên cứu chính sách tỷ giá hốiđoái Trung Quốc bắt đầu nở rộ. Nhiều trong số đó đã tập trung đến việc ước lượng tỷ giácân bằng dài hạn hay tìm kiếm chế độ tỷ giá thích hợp nhất đối với nền kinh tế TrungQuốc. Trong khi cả hai câu hỏi trên đều liên quan tới nhau, chúng tôi nhận thấy vấn đềcấp bách nhất – cụ thể là đối với mức độ mất cân bằng mậu dịch toàn cầu và áp lực từ cácnước công nghiệp – là Trung Quốc có nên để việc tăng giá nội tệ như một công cụ làmgiảm thặng dư mậu dịch khổng lồ của mình hay không. Câu trả lời tùy thuộc rất nhiềuvào tác động của việc tăng giá đồng NDT có thể làm hạn chế xuất khẩu và thúc đẩy nhậpkhẩu đến mức nào? Tác giả phân tích vấn đề này theo kinh nghiệm bằng cách sử dụng phân tích đồngliên kết. Theo kết quả của tác giả, thặng dư mậu dịch Trung Quốc có thể giảm nhờ nânggiá trị thực của đồng NDT nhưng giảm có giới hạn. Tác động tương đối nhỏ lên mức độmất cân bằng – được giải thích chủ yết bởi sự co giãn giá riêng biệt của hàng nhập khẩu,cụ thể là hàng nhập khẩu Trung Quốc giảm theo sau một mức tăng giá đồng NDT thực tế.Qua đánh giá phương trình nhập khẩu song phương, tác giả thấy hàng nhập khẩu từ cácnước Châu Á giảm trong khi từ các nước công nghiệp khác (cụ thể là Đức) thì lại tăng.Điều này có thể được giải thích bởi sự “hợp nhất theo chiều dọc” của các nước ĐôngNam Á và vai trò then chốt của Trung Quốc trong “mạng lưới sản xuất của khu vực”. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây Tài liệu hiện tại về tác động của việc tăng giá thực của đồng NDT lên cán cân mậudịch Trung Quốc có thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: