Bài viết này góp phần làm rõ bản chất và đặc trưng của thuyết tương đối văn hóa trong quan niệm về quyền con người, cũng như mối quan hệ của nó với tính tương đối về quyền con người phổ quát; qua đó một mặt khẳng định những giá trị, mặt khác chỉ ra những hạn chế, thách thức của nó đối với sự hình thành và phát triển của lý luận, pháp luật và thực tiễn quốc tế về quyền con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuyết tương đối văn hóa và quyền con ngườiThuyết tương đối văn hóa và quyền con ngườiTHUYẾT TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA VÀ QUYỀN CON NGƯỜIHOÀNG VĂN NGHĨA*Tóm tắt: Thuyết tương đối văn hóa - từng là một trong những tâm điểm củacuộc tranh luận gay gắt giữa châu lục Á và Âu, giữa phương Đông với phươngTây, giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển vào cuối thập niên80- 90 của thế kỷ XX, đang còn là một trong những vấn đề lý luận cần đượcluận giải thấu đáo, đồng thời là một thực tiễn thách thức chủ nghĩa phổ quát(universalism) của quyền con người mà cộng đồng quốc tế đề cao. Bài viết nàygóp phần làm rõ bản chất và đặc trưng của thuyết tương đối văn hóa trong quanniệm về quyền con người, cũng như mối quan hệ của nó với tính tương đối vềquyền con người phổ quát; qua đó một mặt khẳng định những giá trị, mặt khácchỉ ra những hạn chế, thách thức của nó đối với sự hình thành và phát triển củalý luận, pháp luật và thực tiễn quốc tế về quyền con người.Từ khóa: Văn hóa, thuyết tương đối văn hóa, quyền con người.1. Sự xuất hiện và thịnh hành củathuyết tương đối văn hóaThuyết tương đối văn hóa có mối liênhệ mật thiết tới sự luận giải quyền conngười, đặc biệt kể từ cuối thập niên 80và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX trởlại đây. Thuyết tương đối văn hóa đãảnh hưởng mạnh mẽ và thách thức đốivới chủ nghĩa phổ quát của quyền conngười, hay các quyền con người mangtính toàn cầu, phổ biến của Liên HợpQuốc cũng như nhiều quốc gia phươngTây đề cao.Jack Donnelly(1) trong tác phẩm củaông xuất bản năm 2007 về “Tính phổquát tương đối của quyền con người”(The relative universality of humanrights), đã một mặt thừa nhận có mốiliên hệ hiển nhiên giữa quyền con ngườivới các nền văn hóa, đồng thời xem quátrình bồi đắp của các nền văn hóa khácbiệt làm cho các quyền con người phảnánh ít nhiều tính văn hóa đặc thù củamỗi nền văn hóa sản sinh ra các giá trịấy;(1)mặt khác, Donnelly khẳng địnhrằng, các giá trị và quan niệm mà cácnền văn hóa trước thế kỷ XVII, và ngaycả trước thế kỷ XX ở phương Tây, chưathể được xem là trùng khít với quanTiến sĩ, Viện Nghiên cứu Quyền con người,Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HồChí Minh.(1)Giáo sư của Chương trình Andrew Mellon tạitrường Joseph Korbel về Quốc tế học thuộc Đạihọc Denver, tác giả của nhiều công trình nghiêncứu về quyền con người, trong đó có cuốn“Tính phổ quát tương đối của quyền con người”(relative universality of human rights, 2007), vàcuốn thực tiễn nhân quyền toàn cầu (practicesof universal human rights, 2003).(*)41Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(75) - 2014niệm và giá trị phổ quát của quyền conngười mà cộng đồng quốc tế thừa nhậnrộng rãi trong Tuyên ngôn Thế giới vềnhân quyền (quyền con người) và Cáccông ước quốc tế về quyền con người.Mặc dù, Donnelly thừa nhận các ý niệmvề công lý, bình đẳng và tự do của cácxã hội truyền thống và các nền văn hóakhác nhau từ Đông sang Tây, từ Châu Áđến Châu Phi, từ Khổng giáo, Hindu,Hồi giáo,... đều hỗ trợ (support) cho cácquyền con người, chúng không phải làcác quyền con người hay không hoàntoàn tương thích với quan niệm hiện đạivề quyền con người. Mặc dù, quyền conngười hiện đại nảy sinh từ những quanniệm truyền thống, hay có cội rễ từnhiều nền văn hóa đặc thù, chúng là kếtquả của quá trình tương tác, bồi đắp vàtiếp biến giữa các nền văn hóa để tạothành một nền văn hóa hoàn toàn mới nền văn hóa nhân quyền. Chính quátrình bồi đắp ấy làm cho các quyền conngười từ những ý niệm (ideas) trở thànhthực tiễn (practices) ở phạm vi sâu rộngcả về mặt nội hàm, nội dung và đặc biệtlà về chủ thể. Chủ thể quan trọng nhấtcủa các quyền con người là tất cả mọingười, mọi cá nhân và mọi nhóm xã hội- đặc trưng này dường như chỉ thực sựđược xác lập và thừa nhận rộng rãi từsau khi Liên Hợp Quốc ra đời và việcthông qua Tuyên ngôn Thế giới về nhânquyền năm 1948. Như vậy, quyền conngười đi từ trạng thái phổ quát về mặtbản thể vào trạng thái phổ quát tương42đối về thực tiễn bảo đảm và thực thi; đitừ những ý niệm và giá trị mang tính đặcthù của một nền văn hóa nhất định trởthành những giá trị phổ quát, mà ở đóbao chứa những yếu tố hay đặc trưngnhất định của các nền văn hóa đặc thù.Theo Donnelly, tất cả những sự khácbiệt này đều được vượt qua bẳng việcthừa nhận giá trị phổ quát đã được chắtlọc từ các nền văn hóa của các quyềncon người. Trong tác phẩm này,Donnelly đã lần đầu tiên nhấn mạnh đếnnhững giới hạn của các quyền con ngườiphổ quát (limits of the universal) bằngviệc thừa nhận những đóng góp về mặtgiá trị và các quan niệm về quyền conngười của các nền văn hóa khác nhau.Mặc dù cuối cùng, Donnelly vẫn làngười theo chủ nghĩa phổ quát(universalism) về quyền con người, songsự thừa nhận chính thức của một học giảphương Tây nổi tiếng về quyền conngười là một chỉ dấu quan trọng chothấy những điểm hợp lý nhất định trongmột số nội dung của thuyết tương đốivăn hóa về quyền con người.Như vậy, tính tương đối văn ...