Danh mục

TỈ LỆ KHÒ KHÈ Ở HỌC SINH 6 – 7 TUỔI

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.25 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Tỉ lệ suyễn đang gia tăng tại các nước, nhất là các nước đang phát triển. Tại Tiền Giang chưa có nghiên cứu nào về độ lưu hành suyễn và triệu chứng suyễn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ khò khè và mô tả đặc điểm những trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn về gánh nặng của bệnh và thói quen điều trị ở học sinh 6- 7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Có tổng cộng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỈ LỆ KHÒ KHÈ Ở HỌC SINH 6 – 7 TUỔI TỈ LỆ KHÒ KHÈ Ở HỌC SINH 6 – 7 TUỔI TÓM TẮT Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu: Tỉ lệ suyễn đang gia tăng tại các n ước, nhất là các nước đang phát triển. Tại Tiền Giang ch ưa có nghiên cứu nào về độ lưu hành suyễn và triệu chứng suyễn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ khò khè và mô tả đặc điểm những trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn về gánh nặng của bệnh và thói quen điều trị ở học sinh 6- 7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Có tổng cộng 940 học sinh tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua là 9%, tỉ lệ từng khò khè là 33,2% và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn là 2,2%. Từ đó có thể dự đoán được tỉ lệ suyễn chưa được chẩn đoán ở mức khá cao. 21 trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn có những đặc điểm như sau: Tỉ lệ nhập viện và tỉ lệ vào cấp cứu vì suyễn trong năm qua tương đương nhau là 19%; tỉ lệ nghỉ học vì suyễn trong năm qua là 29%, số ngày nghỉ học vì suyễn trung bình trong năm qua là 6,8 ngày. Nơi điều trị mỗi khi trẻ lên cơn suyễn thường gặp nhất là bệnh viện/ trung tâm y tế (57%) và phòng khám tư nhân (52%), có 24% trẻ được cha mẹ tự mua thuốc uống mỗi khi lên cơn suyễn. Mặt khác, có 57% trẻ khi lên cơn suyễn được điều trị thuốc dạng tiêm chích và chỉ có 48% trẻ được phun hoặc xịt thuốc mỗi khi lên cơn suyễn. Kết luận: Tỉ lệ khò khè trong 12 tháng qua ở học sinh 6– 7 tuổi tại Tiền Giang ở mức trung bình cao và tỉ lệ suyễn chưa được chẩn đoán ở Tiền Giang ở mức khá cao. ABSTRACT THE PREVALENCE OF WHEEZING AMONG 6 - 7 YEAR-OLD SCHOOLCHILDREN IN TIEN GIANG IN 2007 Huynh Cong Thanh, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 88 - 93 Background - Objectives: The prevalence of asthma has been increasing in many countries, especially in developing countries. In Tien Giang, there hasn’t been any survey of the prevalence of asthma and asthma symptoms. Objectives: To determine the prevalence of wheezing and characteristic features of physician - diagnosed asthma among 6-7 year-old schoolchildren in Tien Giang province Method: Cross-sectional survey Results: 940 schoolchildren joined in our survey. Wheezing in the last 12 months 9%; ever wheezing 33.2% and physician - diagnosed asthma 2.2%. Prevalence of undiagnosed asthma was estimated at high level. 21 cases of physician - diagnosed asthma have some characteristic features: admission magnitude due to asthma and the rate of emergency room visits in the last year was 19%; school absences due to asthma in last year were 29% while mean days of missing school due to asthma came to 6.8 days. The most common places of choice for treatment asthma attacks were in hospital or health center (57%) and clinical cabinet (52%), 24% of patients taken orally administered drug self-treated from pharmacies for treatment asthma attacks, 57% of patients were injected and only 48% of patients got nebulized or sprayed medicine when having asthma attacks. Conclusion: The prevalence of wheezing in the last 12 months among 6 –7 year- old schoolchildren in Tien Giang was at moderate – high level and the prevalence of undiagnosed asthma was rather high. ĐẶT VẤN ĐỀ Suyễn là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất trên thế giới. Với độ lưu hành cao và ngày càng gia tăng tại nhiều nước, đặc biệt ở trẻ em, suyễn hiện là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mang tính toàn cầu, là gánh nặng y tế và kinh tế của tất cả các quốc gia (3). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về độ lưu hành suyễn trẻ em đã được thực hiện ở một số nơi từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu này sử dụng những định nghĩa suyễn khác nhau nên khó sử dụng để so sánh độ lưu hành giữa các vùng trong nước cũng như khó tìm ra một con số thuyết phục về độ lưu hành suyễn chung cho cả nước. Những năm gần đây tại Th ành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Hà Nội đã có những điều tra tỉ lệ suyễn và các triệu chứng suyễn theo mẫu bộ câu hỏi được chuẩn hóa của nghiên cứu ISAAC (International Study of Asthma and Allergies in childhood – Nghiên cứu Quốc tế về Suyễn và bệnh Dị ứng ở Trẻ em) (1). Tại Tiền Giang, hiện chưa có một số liệu nào về độ lưu hành suyễn. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm cung cấp một vài số liệu cơ bản về bệnh suyễn ở trẻ em Tiền Giang. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát tỉ lệ khò khè và mô tả đặc điểm những trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn về gánh nặng của bệnh và thói quen điều trị ở học sinh 6- 7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu cụ thể - Xác định các tỉ lệ khò khè và tỉ lệ từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn ở học sinh 6-7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. - Xác định tỉ lệ các đặc điểm (nhập viện, vào cấp cứu và nghỉ học trong năm qua, yếu tố nghi khởi phát cơn suyễn, nơi điều trị và dạng thuốc điều trị mỗi khi lên cơn suyễn) của những trường hợp từng được bác sĩ chẩn đoán suyễn ở học sinh 6- 7 tuổi t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: