Danh mục

TỈ LỆ TÁI PHÁT BỆNH GRAVES Ở PHỤ NỮ TRONG THỜI GIAN MANG THAI VÀ SAU SINH

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.86 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: khảo sát tỉ lệ tái phát cường giáp sau điều trị nội khoa trên bệnh nhân Graves nữ trong thời gian bệnh nhân mang thai và sau khi sinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Đối tượng là tất cả bệnh nhân Graves được chẩn đoán trước khi có thai hoặc trong khi mang thai, điều trị ngoại trú và theo dõi tại MEDIC trong thời gian từ 1992 đến 2006. Kết quả: Tổng cộng có 121 thai kỳ được theo dõi trên 112 bệnh nhân. Có 48 trường hợp bệnh ổn định (ngưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỈ LỆ TÁI PHÁT BỆNH GRAVES Ở PHỤ NỮ TRONG THỜI GIAN MANG THAI VÀ SAU SINH TỈ LỆ TÁI PHÁT BỆNH GRAVES Ở PHỤ NỮ TRONG THỜI GIAN MANG THAI VÀ SAU SINHTÓM TẮTMục tiêu: khảo sát tỉ lệ tái phát cường giáp sau điều trị nội khoa trên bệnh nhânGraves nữ trong thời gian bệnh nhân mang thai và sau khi sinh.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Đối tượng là tất cả bệnhnhân Graves được chẩn đoán trước khi có thai hoặc trong khi mang thai,điều trị ngoại trú và theo dõi tại MEDIC trong thời gian từ 1992 đến 2006.Kết quả: Tổng cộng có 121 thai kỳ được theo dõi trên 112 bệnh nhân. Có 48trường hợp bệnh ổn định (ngưng thuốc) trước khi có thai, 14 trường hợp táiphát khi có thai, tỉ lệ tái phát trong khi mang thai là 29,2%. Tổng số trường hợptái phát sau sinh là 44 (36,4%). Trong số 59 bệnh nhân ngưng thuốc kháng giáptrước khi sinh, có 33 trường hợp tái phát sau sinh (55,9%). Những bệnh nhânvới tình trạng bệnh ổn định (không dùng thuốc) trong suốt thai kỳ có tỉ lệ táiphát sau khi sinh là 20,6% (7 trong 34 trường hợp). Đa số trường hợp (75%) táiphát sau sinh xảy ra trong vòng 1 năm.Kết luận: Tỉ lệ tái phát bệnh Graves khi bệnh nhân có thai và sau khi sinh khácao. Cần theo dõi bệnh nhân đều đặn và liên tục trong thời gian mang thai vàsau sinh, đặc biệt trong một năm đầu sau sinh.ABSTRACTRECURRENCE OF GRAVES’ DISEASE IN WOMEN DURING ANDAFTER PREGNANCYTran The Trung, Nguyen Thy Khue* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 211 - 215Objectives: to assess recurrent rate of Graves’ disease in women duringpregnancy and after delivery, who had been treated by anti-thyroidmedications.Methods: A retrospective cohort study. Data were collected from records of allGraves’ patients attended at MEDIC, who had undergone pregnancy, during1992 to 2006.Results: There were 112 patients with 121 pregnancies. Forty-eight casesstopped anti-thyroid drugs (ATD) before pregnancy; among these, 14 cases hadbeen recurrent (29.2%). Forty-four of 121 cases (36.4%) had been relapse afterdelivery. Patients who stopped ATDs before delivery had 55.9% of relapseafter delivery (33 of 59 cases). In group of 34 patients, whose disease wasstable and without use of ATDs during pregnancy, 7 cases were relapse afterdelivery (20.6%). Most of the relapses (75%) occurred within 1 year afterdelivery.Conclusions: The recurrent rate of Graves’ disease during pregnancy and afterdelivery was high. Patients should be closely monitored on thyroid functionafter finishing an ATD treatment, especially in period 1 year after delivery.ĐẶT VẤN ĐỀBệnh Graves (hay có tên gọi khác là bệnh Basedow) là một bệnh lý tự miễnthường gặp của tuyến giáp. Bệnh hay xảy ra ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh sảnnên một số bệnh nhân sẽ trải qua thai kỳ sau khi xuất hiện bệnh. Bệnh là mộtyếu tố gây nguy hiểm cho thai kỳ, cả bà mẹ lẫn thai nhi. Mặc dù, những biệnpháp điều trị, chủ yếu bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, có thể giúp kiểm soátbệnh và làm thay đổi đáng kể tiên lượng của mẹ và thai, diễn tiến của bệnhtrong thai kỳ là khó dự đoán.Biện pháp điều trị bệnh Graves đầu tiên là dùng thuốc kháng giáp tổng hợp. Dođặc tính tự miễn của bệnh, sự tái phát bệnh có thể xảy ra sau khi ngưng thuốcvới tỉ lệ khá cao, thay đổi từ 20-70%. Thời gian điều trị càng ngắn, bệnh càngcó xu hướng tái phát và thời gian điều trị tối ưu là 12 đến 24 tháng. Thai kỳ cóảnh hưởng lớn đến phác đồ điều trị. Mặc dù các thuốc kháng giáp tổng hợp đãđược xác định là khá an toàn cho thai nhi, nhưng vẫn nên dùng liều thấp nhất.Mặc khác, những thay đổi của cơ thể người mẹ khi có thai, bao gồm tăngchuyển hóa và tăng hoạt động của tuyến giáp do tăng nồng độ hCG, các thayđổi hệ thống miễn dịch khi có thai, làm cho các biểu hiện cường giáp có thểnặng lên vào đầu thai kỳ và giảm nhẹ vào cuối thai kỳ.Với mục đích chính là một thai kỳ an toàn nên việc điều chỉnh liều thuốc trongthai kỳ là nhằm để duy trì tình trạng bình giáp với liều thuốc hạn chế nhất. Vìmục đích đó, bệnh nhân được ngưng thuốc kháng giáp ngay khi có thể được.Sự phục hồi lại của hệ thống miễn dịch sau sinh làm cho bệnh Graves cókhuynh hướng tái phát. Nghiên cứu này của chúng tôi là tổng kết các trườnghợp mà chúng tôi đã điều trị và theo dõi, nhằm đánh giá diễn tiến của bệnhGraves khi bệnh nhân trải qua thai kỳ.Mục tiêu nghiên cứu1. Tỉ lệ tái phát bệnh Graves trong thai kỳ ở những bệnh nhân ổn định trước khicó thai.2. Tỉ lệ tái phát bệnh Graves sau khi sinh.ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUThiết kế nghiên cứuNghiên cứu hồi cứu, mô tả.Đối tượng nghiên cứuChọn mẫu thuận tiện, chọn toàn bộ những trường hợp chúng tôi đã điều trị vàtheo dõi tại Trung tâm chẩn đoán Y Khoa MEDIC. Thời gian thu thập số liệutừ tháng 08-2005 đến 10-2005. Đối tượng gồm tất cả bệnh nhân nữ, được chẩnđoán là bệnh Graves và được theo dõi điều trị trong thời gian từ 1992 đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: