Danh mục

Tỉ lệ tử vong của viêm phúc mạc thứ phát và giá trị tiên lượng kết quả điều trị của chỉ số Mannheim

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết trình bày về tỷ lệ tử vong của viêm phúc mạc thứ phát và giá trị của chỉ số Mannheim (Mannheim Peritonitis Index‐ MPI) trong tiên lượng kết quả điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số MPI đơn giản và nên được áp dụng trên lâm sàng để tiên lượng kết quả điều trị viêm phúc mạc thứ phát.  
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỉ lệ tử vong của viêm phúc mạc thứ phát và giá trị tiên lượng kết quả điều trị của chỉ số Mannheim Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học  TỈ LỆ TỬ VONG CỦA VIÊM PHÚC MẠC THỨ PHÁT VÀ GIÁ TRỊ   TIÊN LƯỢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CHỈ SỐ MANNHEIM   Nguyễn Văn Hải*, Trần Quốc Hưng*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tử vong của viêm phúc mạc thứ phát (VPMTP) và giá trị của chỉ số Mannheim  (Mannheim Peritonitis Index‐ MPI) trong tiên lượng kết quả điều trị.  Phương pháp: Hồi cứu tất cả bệnh nhân (BN) được điều trị VPMTP tại bệnh viện Nhân dân Gia định từ  1/2010 đến 7/2012. Nguyên nhân của VPMTP được phân thành 4 nhóm và dữ liệu từ hồ sơ bệnh án được thu  thập để tính điểm MPI của từng bệnh nhân. Kết cuộc điều trị của bệnh nhân được đối chiếu với điểm MPI của  họ.  Kết  quả: Có 445 BN trong nghiên cứu với tuổi trung bình là 51 tuổi (10 – 104 tuổi). Xuất độ VPM do  thủng dạ dày‐tá tràng (DDTT), viêm ruột thừa (VRT), bệnh đại tràng và nguyên nhân khác lần lượt là 47,2%,  42,7%, 6,1% và 4,0%. Tỷ lệ tử vong chung là 9%. Tỷ lệ tử vong của VPM do bệnh đại tràng, do thủng DDTT,  do VRT và do các nguyên nhân khác lần lượt là 44,4%, 9,5%, 1,6% và 27,8%. Tỉ lệ tử vong khác biệt có ý nghĩa  thống kê theo điểm MPI  29. Bệnh nhân bị VPMTP có điểm MPI > 29 thì tỉ lệ tử vong là  41,5%. Bệnh nhân VPM do bệnh đại tràng hay do thủng DDTT có điểm MPI > 29 thì tử vong rất cao (75% và  53,3%).   Kết luận: Chỉ số MPI đơn giản và nên được áp dụng trên lâm sàng để tiên lượng kết quả điều trị VPMTP.   Từ khóa: Viêm phúc mạc, Viêm phúc mạc thứ phát, Chỉ số Mannheim.  ABSTRACT   MORTALITY RATE OF SECONDARY PERITONITIS AND THE VALUE OF MANNHEIM  PERITONITIS INDEX (MPI) IN PREDICTING THE OUTCOME OF MANAGEMENT  Nguyen Van Hai, Tran Van Hung   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 362 ‐ 368  Aims: To identify mortality rate of secondary peritonitis (SP) and the value of Mannheim Peritonitis Index  (MPI) in predicting the outcome of management.  Methods: This is retropective study including all patients (pts) who were treated for SP at Giadinh people’s  hospital from 1/2010 to 7/2012. The causes of SP were stratified into 4 groups and data from charts were collected  to evaluate MPI score for each patient. The outcome of management for each patient was collated with his/her  MPI score.  Results: There were 445 pts with the mean age of 51 years (range 10 – 104 years). Incidence of SP due to  colonic diseases, perforated peptic ulcer, appendicitis and other causes were respectively 47.2%, 42.7%, 6.1% and  4.0%. Overall mortality rate of SP was 9%. Mortality rate of SP due to colonic disease, perforated peptic ulcer,  appendicitis and other causes were respectively 44.4%, 9.5%, 1.6% and 27.8%. Mortality rate was significantly  different depending on MPI score  29. Patients who had SP with MPI score > 29 were associated  with mortality of 41.5%. Patients who had SP due to colonic disease or perforated peptic ulcer with MPI score >  29 had very high mortality (75% anh 53.3%).   Conclusion: MPI is simple and should be used in clinical practice to predicting the outcome of management  of SP.  * Đại học Y Dược TPHCM  Ngoại Tổng Quát  Văn Hải  Tác giả liên lạc: Nguyễn ĐT: 0903602989 Email: bsvanhai@yahoo.com  363 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Keywords: Peritonitis, Secondary peritonitis, Mannheim Peritonitis Index.  ĐẶT VẤN ĐỀ  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Viêm  phúc  mạc  thứ  phát  (VPMTP)  là  một  cấp  cứu  ngoại  khoa  thường  gặp,  nếu  không  được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn  đến tử vong. Trước thập niên 1960, tỉ lệ tử vong  do VPMTP có thể đến 90%(15), hiện nay giảm còn  khoảng  10‐20%(2,15,17).  Xác  định  mức  độ  nghiêm  trọng của VPMTP là  một  trong  những  việc  cần  thiết  khi  tiếp  nhận  bệnh  nhân  để  thiết  lập  kế  hoạch điều trị thích hợp và giải thích tiên lượng  cho người nhà bệnh nhân. Nhiều hệ thống tính  điểm đã được áp dụng để đánh  giá  bệnh  nhân  như  APACHE  (Acute  Physiology  And  Chronic  Health  Evaluation),  MPM‐0  (Mortality  Prediction Models‐Admission), MPM‐24, MPM‐ 48, SAPS I (Simplified Acute Physiology Score),  SAPS  II,  SAPS  III,  SOFA  (Sequential  Organ  Failure Assessment), MPI (Mannheim Peritonitis  Index)...  Trong  các  thang  điểm  trên,  không  thang điểm nào thật sự đặc hiệu cho viêm phúc  mạc  (VPM),  ngoại  trừ  MPI.  Tại  thành  phố  Mannheim,  nước  Đức,  từ  tháng  6/1982  đến  tháng  5/1984,  Wacha  và  Linder(17)  đã  phát  triển  thang  điểm  này  dựa  trên  phân  tích  17  yếu  tố  trên  256  bệnh  nhân  VPM  vi  trùng  đã  trải  qua  phẫu thuật và nhận thấy chỉ có 8 yếu tố là thật  sự có giá trị tiên lượng, đó là: 1) tuổi, 2) giới tính,  3) suy tạng cùng tồn tại, 4) bệnh ác tính, 5) thời  gian VPM trước phẫu thuật, 6) nguồn gốc nhiễm  trùng  không  từ  đại  tràng,  7)  độ  rộng  của  VPM  và 8) bản c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: