Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lý
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 668.18 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này trình bày việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm tự tạo để tạo tình huống có vấn đề trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lý TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ NGUYỄN HOÀNG ANH Trường Đại học Đồng Tháp LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết này trình bày việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm tự tạo để tạo tình huống có vấn đề trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông. Từ khóa: tích cực hóa hoạt động nhận thức, thí nghiệm tự tạo 1. MỞ ÐẦU Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm nói chung và thí nghiệm tự tạo (TNTT) nói riêng trong dạy học vật lý (DHVL) là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức (TCHHĐNT) của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Do các hiện tượng và kết quả mà TNTT đem lại thường gây ra cho các em học sinh sự ngạc nhiên, bất ngờ hoặc tạo ra những sự khó khăn nhất định về mặt nhận thức cho các em. Chính điều đó sẽ thúc đẩy, kích thích và tích cực các em học sinh suy nghĩ đi tìm câu trả lời. 2. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ÐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Theo Thái Duy Tuyên để giúp giáo viên nhận biết các em học sinh có tích cực hay không trong học tập thì phải căn cứ vào những dấu hiệu, những biểu hiện cụ thể sau [4]: - Các em có tập trung chú ý học tập và tham gia vào các hoạt động học tập không? - Có ghi nhớ tốt những điều đã học và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không? - Có quyết tâm, vượt khó và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong học tập không? - Có hứng thú và sáng tạo trong học tập không? 3. THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 3.1. Thí nghiệm tự tạo Đã có nhiều nghiên cứu về TNTT và có những định nghĩa khác nhau về loại thí nghiệm này, tuy nhiên các định nghĩa đó đều có những điểm chung là: 0, [2], [3] - Yếu tố quan trọng nhất của thí nghiệm này là làm bằng tay, bàn tay là phương tiện chủ yếu. - Vật liệu là những vật dụng phổ biến và dễ tìm trong đời sống hàng ngày. Như vậy, có thể hiểu TNTT là những thí nghiệm do giáo viên và học sinh tự làm với những thiết bị, nguyên vật liệu có sẵn trong đời sống hằng ngày. Ví dụ: TNTT bảo toàn momen động lượng (Hình 1) TNTT có những ưu điểm nổi bật sau: 0, [2] - Dụng cụ cần cho thí nghiệm là những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm trong cuộc sống; - Dễ thao tác và dễ thành công, vì những thí nghiệm này do chính giáo viên tự thiết kế, chế tạo; Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 116-119 TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH... 117 - Cho kết quả rõ ràng, thuyết phục, ngắn gọn và ít tốn thời gian; - Không đòi hỏi ở người sử dụng những kĩ năng thực hành đặc biệt, không đòi hỏi khắc khe các điều kiện về cơ sở vật chất; - Hiện tượng và kết quả thí nghiệm có sức hấp dẫn lôi cuốn và kích thích hứng thú học tập của học sinh. Bên cạnh những ưu điểm, TNTT có những hạn chế nhất định, cụ thể: TNTT thường là những thí nghiệm định tính và tính thẩm mỹ không cao. Hình 1. TNTT bảo toàn momen động lượng 3.2. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm tự tạo nhằm hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Để việc sử dụng TNTT vào tổ chức dạy học theo hướng TCHHĐNT của học sinh được phát huy, giáo viên có thể thực hiện các biện pháp sau: - Sử dụng TNTT để mở đầu bài học: Trong giai đoạn này giáo viên sử dụng thí nghiệm để gây cho học sinh sự ngạc nhiên, bất ngờ, tạo ra sự mâu thuẫn trong nhận thức sao cho học sinh chưa biết làm thế nào để giải thích hiện tượng hay quá trình vật lý trong vấn đề đặt ra. Những tình huống thí nghiệm như vậy sẽ kích thích học sinh tìm tòi cách giải thích. - Sử dụng TNTT để giải quyết vấn đề: Trong giai đoạn này TNTT được sử dụng để kiểm chứng kiến thức đã được xây dựng bằng con đường lý thuyết, khi giải quyết vấn đề đặt ra thì bắt buộc học sinh phải tiến hành quan sát thí nghiệm nhằm thu thập thông tin để tự phát hiện ra vấn đề và phải động não suy nghĩ để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua việc quan sát và giải thích được hiện tượng thí nghiệm thì học sinh sẽ rất phấn khởi, tin tưởng vào bản thân và mạnh dạn phát biểu ý kiến. - Sử dụng TNTT để củng cố, vận dụng kiến thức: Trong giai đoạn này giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức mới thu nhận được để giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài học hoặc yêu cầu học sinh về nhà đề xuất các phương án thí nghiệm hay thiết kế, chế tạo thí nghiệm với các dụng cụ đơn giản dễ tìm trong cuộc sống để kiểm chứng nội dung kiến thức mới thu nhận được. Qua đó sẽ hình thành ở các em học sinh sự quyết tâm, vượt khó và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 4. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ÐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM TỰ TẠO Trong DHVL để giúp giáo viên nhận biết học sinh có tích cực hay không, giáo viên căn cứ vào những biểu hiện, những dấu hiệu của tính tích cực. Sau đây là các ví dụ minh họa TCHHĐNT cho học sinh với sự hỗ trợ của TNTT. 4.1. Ví dụ minh họa khi dạy học bài “Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định” 4.1.1. Sử dụng TNTT để mở đầu bài học - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm: Bố trí hai hộp tròn có cùng khối lượng trên mặt phẳng nghiêng (Hình 2a). Sau đó thả cho hai hộp tròn lăn không trượt xuống chân mặt phẳng nghiêng, học sinh quan sát chuyển động của hai tròn khi lăn xuống chân mặt phẳng nghiêng. 118 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lý TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ NGUYỄN HOÀNG ANH Trường Đại học Đồng Tháp LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết này trình bày việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm tự tạo để tạo tình huống có vấn đề trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông. Từ khóa: tích cực hóa hoạt động nhận thức, thí nghiệm tự tạo 1. MỞ ÐẦU Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm nói chung và thí nghiệm tự tạo (TNTT) nói riêng trong dạy học vật lý (DHVL) là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức (TCHHĐNT) của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Do các hiện tượng và kết quả mà TNTT đem lại thường gây ra cho các em học sinh sự ngạc nhiên, bất ngờ hoặc tạo ra những sự khó khăn nhất định về mặt nhận thức cho các em. Chính điều đó sẽ thúc đẩy, kích thích và tích cực các em học sinh suy nghĩ đi tìm câu trả lời. 2. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ÐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Theo Thái Duy Tuyên để giúp giáo viên nhận biết các em học sinh có tích cực hay không trong học tập thì phải căn cứ vào những dấu hiệu, những biểu hiện cụ thể sau [4]: - Các em có tập trung chú ý học tập và tham gia vào các hoạt động học tập không? - Có ghi nhớ tốt những điều đã học và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không? - Có quyết tâm, vượt khó và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong học tập không? - Có hứng thú và sáng tạo trong học tập không? 3. THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 3.1. Thí nghiệm tự tạo Đã có nhiều nghiên cứu về TNTT và có những định nghĩa khác nhau về loại thí nghiệm này, tuy nhiên các định nghĩa đó đều có những điểm chung là: 0, [2], [3] - Yếu tố quan trọng nhất của thí nghiệm này là làm bằng tay, bàn tay là phương tiện chủ yếu. - Vật liệu là những vật dụng phổ biến và dễ tìm trong đời sống hàng ngày. Như vậy, có thể hiểu TNTT là những thí nghiệm do giáo viên và học sinh tự làm với những thiết bị, nguyên vật liệu có sẵn trong đời sống hằng ngày. Ví dụ: TNTT bảo toàn momen động lượng (Hình 1) TNTT có những ưu điểm nổi bật sau: 0, [2] - Dụng cụ cần cho thí nghiệm là những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm trong cuộc sống; - Dễ thao tác và dễ thành công, vì những thí nghiệm này do chính giáo viên tự thiết kế, chế tạo; Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 116-119 TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH... 117 - Cho kết quả rõ ràng, thuyết phục, ngắn gọn và ít tốn thời gian; - Không đòi hỏi ở người sử dụng những kĩ năng thực hành đặc biệt, không đòi hỏi khắc khe các điều kiện về cơ sở vật chất; - Hiện tượng và kết quả thí nghiệm có sức hấp dẫn lôi cuốn và kích thích hứng thú học tập của học sinh. Bên cạnh những ưu điểm, TNTT có những hạn chế nhất định, cụ thể: TNTT thường là những thí nghiệm định tính và tính thẩm mỹ không cao. Hình 1. TNTT bảo toàn momen động lượng 3.2. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm tự tạo nhằm hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Để việc sử dụng TNTT vào tổ chức dạy học theo hướng TCHHĐNT của học sinh được phát huy, giáo viên có thể thực hiện các biện pháp sau: - Sử dụng TNTT để mở đầu bài học: Trong giai đoạn này giáo viên sử dụng thí nghiệm để gây cho học sinh sự ngạc nhiên, bất ngờ, tạo ra sự mâu thuẫn trong nhận thức sao cho học sinh chưa biết làm thế nào để giải thích hiện tượng hay quá trình vật lý trong vấn đề đặt ra. Những tình huống thí nghiệm như vậy sẽ kích thích học sinh tìm tòi cách giải thích. - Sử dụng TNTT để giải quyết vấn đề: Trong giai đoạn này TNTT được sử dụng để kiểm chứng kiến thức đã được xây dựng bằng con đường lý thuyết, khi giải quyết vấn đề đặt ra thì bắt buộc học sinh phải tiến hành quan sát thí nghiệm nhằm thu thập thông tin để tự phát hiện ra vấn đề và phải động não suy nghĩ để giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua việc quan sát và giải thích được hiện tượng thí nghiệm thì học sinh sẽ rất phấn khởi, tin tưởng vào bản thân và mạnh dạn phát biểu ý kiến. - Sử dụng TNTT để củng cố, vận dụng kiến thức: Trong giai đoạn này giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức mới thu nhận được để giải quyết vấn đề đặt ra ở đầu bài học hoặc yêu cầu học sinh về nhà đề xuất các phương án thí nghiệm hay thiết kế, chế tạo thí nghiệm với các dụng cụ đơn giản dễ tìm trong cuộc sống để kiểm chứng nội dung kiến thức mới thu nhận được. Qua đó sẽ hình thành ở các em học sinh sự quyết tâm, vượt khó và hoàn thành nhiệm vụ học tập. 4. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ÐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM TỰ TẠO Trong DHVL để giúp giáo viên nhận biết học sinh có tích cực hay không, giáo viên căn cứ vào những biểu hiện, những dấu hiệu của tính tích cực. Sau đây là các ví dụ minh họa TCHHĐNT cho học sinh với sự hỗ trợ của TNTT. 4.1. Ví dụ minh họa khi dạy học bài “Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định” 4.1.1. Sử dụng TNTT để mở đầu bài học - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm: Bố trí hai hộp tròn có cùng khối lượng trên mặt phẳng nghiêng (Hình 2a). Sau đó thả cho hai hộp tròn lăn không trượt xuống chân mặt phẳng nghiêng, học sinh quan sát chuyển động của hai tròn khi lăn xuống chân mặt phẳng nghiêng. 118 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tích cực hóa hoạt động nhận thức Thí nghiệm tự tạo Dạy học vật lý Nâng caochất lượng dạy học Phương pháp dạy học vật lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
20 trang 136 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Sóng cơ
66 trang 86 0 0 -
94 trang 83 0 0
-
157 trang 50 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các phương pháp giải tích giải bài toán phương trình Vật Lý - Toán
135 trang 34 0 0 -
14 trang 32 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ VẬN DỤNG SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
8 trang 30 0 0 -
7 trang 29 0 0
-
Khai thác và sử dụng các video clip trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 THPT
5 trang 29 0 0 -
168 trang 28 0 0