Danh mục

Tích hợp luật sở hữu trí tuệ vào nội dung môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 983.84 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các trường Đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai chính sách của Nhà nước về đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và nhận thức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về sở hữu trí tuệ. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn Giáo dục học nhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên trường ĐHSP, ĐH Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp luật sở hữu trí tuệ vào nội dung môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếTÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔNGIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾPHẠM THỊ THUÝ HẰNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Ngày nay, Sở hữu trí tuệ (SHTT) không còn là “một khái niệmpháp lý mơ hồ” mà có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hóa,xã hội... và thực sự trở thành “một công cụ đắc lực” để phát triển kinh tế.Các trường Đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khaichính sách của Nhà nước về đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức và nhậnthức của cá nhân và tổ chức trong xã hội về sở hữu trí tuệ. Bài viết trình bàykết quả nghiên cứu tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn Giáo dục họcnhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên trường ĐHSP, ĐH Huế.Từ khóa: Tích hợp, Sở hữu trí tuệ, Giáo dục học1. ĐẶT VẤN ĐỀTrường Đại học là một trong những cái nôi sinh ra các thành quả sáng tạo cần được bảohộ quyền SHTT. Mặt khác đây cũng là nơi sử dụng nhiều đối tượng được bảo hộ quyềnSHTT và cũng là nơi dễ dẫn đến xâm phạm quyền SHTT, vì vậy đây là một trongnhững địa chỉ quan trọng cần xây dựng môi trường văn hóa SHTT. Tuy nhiên, thực tếcho thấy, ở rất nhiều trường Đại học, sự hiểu biết hạn chế về SHTT dường như khôngchỉ phổ biến với sinh viên mà với cả những cán bộ, giảng viên. Trong thời gian gần đâynhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực biên soạn giáo trình, luậnvăn, luận án, nghiên cứu đề tài khoa học đã xảy ra ở một số trường đại học gây bức xúctrong giới khoa học và dư luận xã hội [2].Vấn đề giáo dục quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề cần thiết, mang tính giáo dục sâu sắc,mang ý nghĩa xã hội và quốc tế to lớn [4] đòi hỏi những người làm trong công tác giáodục phải có trách nhiệm nghiên cứu, tìm kiếm phương hướng phổ biến và nâng caonhận thức về quyền SHTT cho sinh viên. Thực tiễn giảng dạy đã giúp chúng tôi nhậnthấy, việc tích hợp Luật SHTT vào nội dung nội dung môn học sẽ góp phần nâng caohiểu biết và nhận thức của người học về quyền SHTT, mặt khác làm nội dung môn họcthêm tính thiết thực, gắn với thực tiễn xã hội, hơn nữa góp phần khuyến khích tính sángtạo và tích cực hóa người học trong quá trình học tập.Ở trường Đại học Sư phạm, môn Giáo dục học (GDH) là môn dạy nghề có vai trò hếtsức quan trọng trong việc trang bị cho sinh viên Sư phạm kiến thức, kỹ năng và thái độnghề nghiệp. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu tích hợp Luật SHTTvào nội dung môn Giáo dục học nhằm giáo dục quyền SHTT cho sinh viên.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 108-116TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG MÔN GIÁO DỤC HỌC...1092. TÍCH HỢP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔNGIÁO DỤC HỌCTích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Dưới góc độ Giáo dụchọc, tích hợp (Intergration) được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống cáckiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất [1].Tích hợp Luật SHTT vào nội dung chương trình môn GDH nhằm giáo dục quyền SHTTcho SV. Đây là quá trình tổ chức hoạt động nhằm hình thành cho đối tượng giáo dụcnhững quan điểm, niềm tin, giá trị, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen phù hợp vớinhững chuẩn mực, những quy định của Luật SHTT thông qua việc đưa nội dung LuậtSHTT một cách có chọn lọc và khoa học, phù hợp với nội dung bài học môn GDH [3].2.1. Cơ sở lựa chọn nội dung Luật SHTT tích hợp vào nội dung chương trìnhchương trình môn GDHCăn cứ nội dung và thời lượng chương trình GDH dành cho sinh viên các khoa cơ bảntrường ĐHSP; Căn cứ vào yêu cầu đối với sinh viên Sư phạm cần có những hiểu biếtcăn bản nhất về Luật SHTT để bảo vệ sáng tạo trí tuệ của mình và không vi phạmSHTT của người khác; Căn cứ vào Luật SHTT của Quốc hội nước Cộng hòa XHCNViệt Nam ; Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy chế và kế hoạch tổ chức đào tạo củatrường ĐHSP; Căn cứ vào đặc điểm của chuyên ngành đào tào: Nội dung Luật SHTTbao gồm 6 phần, 18 chương, 222 điều. Do đó, phải lựa chọn nội dung phù hợp. Đối vớisinh viên các khoa cơ bản, chúng tôi chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản, đơn giản, dễhiểu và gắn với yêu cầu nghề nghiệp. Cụ thể, như sau: Phần thứ nhất: Những quy địnhchung (Điều 1,2,3,4); Phần thứ hai: Quyền tác giả và Quyền liên quan - Chương II:Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan – Mục 1, Nộidung, giới hạn quyền, thời hạn bải hộ quyền tác giả (điều 25,28); Phần thứ năm: Bảo vệquyền sở hữu trí tuệ - Chương XVI: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ(điều 198, 199).2.2. Nguyên tắc tích hợp Luật SHTT vào nội dung môn họcNguyên tắc 1: Tích hợp không làm thay đổi đặc trưng của môn học. Các kiến thứcSHTT được tích hợp vào bài học phải có mối liên hệ, liên quan chặt chẽ với các kiếnthức có trong bài học được tích hợp. Theo nguyên tắc này, các kiến thức của bài họctích hợp được coi là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: