![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tích hợp rèn kĩ năng viết trong dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh tiểu học
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 106.22 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này chỉ ra sự cần thiết của việc tích hợp dạy đọc viết và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng viết cho học sinh tiểu học trong dạy đọc hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp rèn kĩ năng viết trong dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 110-117 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0107 TÍCH HỢP RÈN KĨ NĂNG VIẾT TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1 1 Khoa Trịnh Thị Hương và 2 Trịnh Thị Lan Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, 2 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Đọc cung cấp hiểu biết cả về nội dung lẫn hình thức cấu trúcvăn bản, giúp người đọc tích lũy mở rộng kiến thức. Xuất phát từ quan điểm này, các nhà nghiên cứu giáo dục đã cho rằng cần phải tích hợp dạy viết trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên, việc tích hợp dạy đọc và viết trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam hiện nay dường như mới chỉ được thể hiện về mặt lí thuyết còn trong thực tế thì giáo viên vẫn tách rời hai kĩ năng này trong quá trình giảng dạy. Bài viết này chỉ ra sự cần thiết của việc tích hợp dạy đọc viết và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng viết cho học sinh tiểu học trong dạy đọc hiểu. Từ khóa: Tích hợp, dạy đọc viết, phát triển kĩ năng viết. 1. Mở đầu Đọc và viết có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong quá trình tạo ra văn bản, người viết đã thực hiện việc tổ chức, sắp xếp các ý để tạo thành văn bản hoàn chỉnh nhằm chuyển tải thông tin và quan điểm của mình về vấn đề nào đó đến với người đọc. Trong quá trình hoàn thiện này, người viết cũng thực hiện việc chọn lựa từ ngữ, hình thức cấu trúc của văn bản và điều chỉnh lại khi cần thiết trước khi chuyển nó đến với bạn đọc. Ngược lại, người đọc, trong quá trình đọc văn bản, cũng phải truy tìm ý nghĩa của văn bản thông qua các từ ngữ, cấu trúc câu, cấu trúc văn bản đã được người viết kí mã trong văn bản. Đó là người đọc tiến hành giải mã những kí hiệu trong văn bản, phân tích các nhân tố chi phối việc tạo ra văn bản để truy tìm nghĩa cho văn bản và thực hiện giao tiếp, đối thoại với người viết thông qua việc trình bày quan điểm của mình về những vấn đề đã được đề cập tới trong văn bản. Ở cả hai quá trình này, người đọc và người viết thường vận dụng một vốn kiến thức và kĩ năng khá tương đồng để tạo lập và lĩnh hội văn bản. Fitzgerald và Shanahan (2000) đã xác định bốn loại kiến thức mà người đọc và người viết cùng sử dụng trong quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản là: siêu kiến thức/metaknowlegde (bao gồm những hiểu biết về các chức năng của văn bản và mục đích của việc đọc, viết), phạm vi kiến thức/domain knowlegde (bao gồm thế giới kiến thức phổ thông và kiến thức nền về bản chất và nội dung văn bản của người đọc/viết) kiến thức tổng quát (biết nhận diện các từ và ngữ pháp hay các quy tắc tổ chức câu) và kiến thức, kĩ năng tiến trình thực hiện đọc viết (bao gồm các hoạt động như dự đoán, đặt câu hỏi, gợi nhớ/ hồi tưởng và tìm ra những điểm khác biệt, tương đồng với nhau) [1]. Quan niệm này cho thấy đọc và viết có mối gắn kết rất chặt chẽ với nhau và việc tích hợp dạy đọc viết là rất cần thiết. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Trịnh Thị Lan, e-mail: lankhoavan@yahoo.com.vn 110 Rèn luyện năng lực tự học học phần thanh nhạc cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc... Các nhà nghiên cứu Carson, Church và Spack đã cho rằng đọc và viết có mối quan hệ phụ thuộc và tương tác lẫn nhau [7]. Nhóm tác giả Barnett, Church, Reid, Spack, và Zamel quan niệm đọc - viết là một tiến trình xây dựng và tích cực, nghĩa là tạo ra một sự tương tác giữa người đọc, người viết và văn bản. Những yếu tố như kiến thức nền, kinh nghiệm, cảm xúc và ngữ cảnh đọc của người đọc có liên quan đến các nội dung trong văn bản sẽ quyết định/xác định nội dung mà văn bản giao tiếp với người đọc [7]. Kết quả của mối tương tác giữa người đọc và văn bản là người đọc xây dựng nghĩa cho bản thân và nghĩa đó mang nét đặc trưng cá nhân riêng [7]. Chính vì điều này, tích hợp đọc và viết được tiến hành dạy cùng nhau sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển, làm gia tăng khả năng đọc và viết cho người học. Conbine cho rằng sự tích hợp này dẫn đến nhiều cách tiếp cận nhiệm vụ học tập và cả phong cách học tập [7]. Học sinh trở thành người đọc, người viết và tư duy tốt hơn khi họ được học đọc và viết song song [7]. Mối quan hệ đọc và viết còn được thể hiện qua sự tương tác hai chiều giữa đọc và viết. Reid đã chỉ ra rằng các hoạt động viết thúc đẩy học sinh đọc và đọc lại những nội dung mà văn bản cung cấp mục đích cho việc đọc và khuyến khích học sinh trở thành người đọc tích cực tương tác tích cực với văn bản. Viết góp phần mở rộng khả năng đọc và cải thiện trí nhớ/duy trì những cái mà học sinh đã đọc. Hoạt động viết còn giúp ta hiểu được bài đọc một cách rõ ràng và cung cấp cơ hội để gv đánh giá khả năng học sinh và phát hiện những quan niệm sai lầm cũng như khoanh vùng được những điểm sai lầm/ nhầm lẫn mơ hồ của học sinh [7]. Ngược lại, không ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp rèn kĩ năng viết trong dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh tiểu học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 110-117 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0107 TÍCH HỢP RÈN KĨ NĂNG VIẾT TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1 1 Khoa Trịnh Thị Hương và 2 Trịnh Thị Lan Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, 2 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Đọc cung cấp hiểu biết cả về nội dung lẫn hình thức cấu trúcvăn bản, giúp người đọc tích lũy mở rộng kiến thức. Xuất phát từ quan điểm này, các nhà nghiên cứu giáo dục đã cho rằng cần phải tích hợp dạy viết trong quá trình dạy đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên, việc tích hợp dạy đọc và viết trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam hiện nay dường như mới chỉ được thể hiện về mặt lí thuyết còn trong thực tế thì giáo viên vẫn tách rời hai kĩ năng này trong quá trình giảng dạy. Bài viết này chỉ ra sự cần thiết của việc tích hợp dạy đọc viết và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng viết cho học sinh tiểu học trong dạy đọc hiểu. Từ khóa: Tích hợp, dạy đọc viết, phát triển kĩ năng viết. 1. Mở đầu Đọc và viết có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong quá trình tạo ra văn bản, người viết đã thực hiện việc tổ chức, sắp xếp các ý để tạo thành văn bản hoàn chỉnh nhằm chuyển tải thông tin và quan điểm của mình về vấn đề nào đó đến với người đọc. Trong quá trình hoàn thiện này, người viết cũng thực hiện việc chọn lựa từ ngữ, hình thức cấu trúc của văn bản và điều chỉnh lại khi cần thiết trước khi chuyển nó đến với bạn đọc. Ngược lại, người đọc, trong quá trình đọc văn bản, cũng phải truy tìm ý nghĩa của văn bản thông qua các từ ngữ, cấu trúc câu, cấu trúc văn bản đã được người viết kí mã trong văn bản. Đó là người đọc tiến hành giải mã những kí hiệu trong văn bản, phân tích các nhân tố chi phối việc tạo ra văn bản để truy tìm nghĩa cho văn bản và thực hiện giao tiếp, đối thoại với người viết thông qua việc trình bày quan điểm của mình về những vấn đề đã được đề cập tới trong văn bản. Ở cả hai quá trình này, người đọc và người viết thường vận dụng một vốn kiến thức và kĩ năng khá tương đồng để tạo lập và lĩnh hội văn bản. Fitzgerald và Shanahan (2000) đã xác định bốn loại kiến thức mà người đọc và người viết cùng sử dụng trong quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản là: siêu kiến thức/metaknowlegde (bao gồm những hiểu biết về các chức năng của văn bản và mục đích của việc đọc, viết), phạm vi kiến thức/domain knowlegde (bao gồm thế giới kiến thức phổ thông và kiến thức nền về bản chất và nội dung văn bản của người đọc/viết) kiến thức tổng quát (biết nhận diện các từ và ngữ pháp hay các quy tắc tổ chức câu) và kiến thức, kĩ năng tiến trình thực hiện đọc viết (bao gồm các hoạt động như dự đoán, đặt câu hỏi, gợi nhớ/ hồi tưởng và tìm ra những điểm khác biệt, tương đồng với nhau) [1]. Quan niệm này cho thấy đọc và viết có mối gắn kết rất chặt chẽ với nhau và việc tích hợp dạy đọc viết là rất cần thiết. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Trịnh Thị Lan, e-mail: lankhoavan@yahoo.com.vn 110 Rèn luyện năng lực tự học học phần thanh nhạc cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc... Các nhà nghiên cứu Carson, Church và Spack đã cho rằng đọc và viết có mối quan hệ phụ thuộc và tương tác lẫn nhau [7]. Nhóm tác giả Barnett, Church, Reid, Spack, và Zamel quan niệm đọc - viết là một tiến trình xây dựng và tích cực, nghĩa là tạo ra một sự tương tác giữa người đọc, người viết và văn bản. Những yếu tố như kiến thức nền, kinh nghiệm, cảm xúc và ngữ cảnh đọc của người đọc có liên quan đến các nội dung trong văn bản sẽ quyết định/xác định nội dung mà văn bản giao tiếp với người đọc [7]. Kết quả của mối tương tác giữa người đọc và văn bản là người đọc xây dựng nghĩa cho bản thân và nghĩa đó mang nét đặc trưng cá nhân riêng [7]. Chính vì điều này, tích hợp đọc và viết được tiến hành dạy cùng nhau sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển, làm gia tăng khả năng đọc và viết cho người học. Conbine cho rằng sự tích hợp này dẫn đến nhiều cách tiếp cận nhiệm vụ học tập và cả phong cách học tập [7]. Học sinh trở thành người đọc, người viết và tư duy tốt hơn khi họ được học đọc và viết song song [7]. Mối quan hệ đọc và viết còn được thể hiện qua sự tương tác hai chiều giữa đọc và viết. Reid đã chỉ ra rằng các hoạt động viết thúc đẩy học sinh đọc và đọc lại những nội dung mà văn bản cung cấp mục đích cho việc đọc và khuyến khích học sinh trở thành người đọc tích cực tương tác tích cực với văn bản. Viết góp phần mở rộng khả năng đọc và cải thiện trí nhớ/duy trì những cái mà học sinh đã đọc. Hoạt động viết còn giúp ta hiểu được bài đọc một cách rõ ràng và cung cấp cơ hội để gv đánh giá khả năng học sinh và phát hiện những quan niệm sai lầm cũng như khoanh vùng được những điểm sai lầm/ nhầm lẫn mơ hồ của học sinh [7]. Ngược lại, không ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tích hợp rèn kĩ năng viết Dạy đọc hiểu văn bản Phát triển kĩ năng viết cho học sinh Dạy đọc viết Tích hợp rèn kĩ năng viết qua dạy đọc Lí luận dạy học tiếng Việt ở tiểu họcTài liệu liên quan:
-
Dạy đọc hiểu thơ tự do cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực
11 trang 39 0 0 -
Dạy đọc hiểu văn bản thông tin ở tiểu học
4 trang 30 0 0 -
8 trang 18 0 0
-
Tác động của hoạt động ghi chép đối với kỹ năng đọc văn bản của học sinh
13 trang 16 0 0 -
5 trang 16 0 0
-
20 trang 14 0 0
-
Hướng dẫn thiết kế và sử dụng bài tập luyện viết cho học sinh trong môn Ngữ văn 6
6 trang 11 0 0 -
25 trang 11 0 0
-
11 trang 11 0 0
-
6 trang 8 0 0