Danh mục

Tiềm năng sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam: Phần 2

Số trang: 148      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.97 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (148 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng có kết cấu gồm 6 chương, phần 2 sau đây gồm nội dung chương 5 trở đi. Nội dung Tài liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường; vấn đề phân loại, phân vùng và tiềm năng, phương hướng sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam: Phần 2 151 Chương V PHÂN LOẠI VÀ PHÂN VÙNG VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAMI PHÂN LOẠI VŨNG VỊNH VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM Phân loại vũng vịnh – Loại hình học vũng vịnh (Typology) - có một ý nghiã quantrọng về khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học, giải quyết vấn đề này, sẽ cho tahiểu biết, đánh giá được sâu sắc hơn bản chất của các loại hình thuỷ vực này, tránh đượcsự đánh giá theo cảm quan, hình thức, chỉ dựa trên các đặc điểm bề ngoài, dễ nhận biết,mà chưa thấy được những đặc điểm bản chất hơn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồntại, phát triển tiến hoá, diễn biến theo thời gian, không gian của mỗi loại hình thuỷ vực.Việc phân loại vũng vịnh, sắp xếp thành hệ thống dựa trên các tiêu chuẩn loại hình họccũng sẽ chuẩn xác hơn, phản ánh đúng bản chất tự nhiên hơn, giảm bớt tính chủ quan,nhân tạo, trong việc phân loại. Về mặt thực tiễn, việc phân loại thuỷ vực theo tiêu chuẩnloại hình học cũng sẽ giúp ta có cơ sở để xác định đúng đắn hơn phương hướng sửdụng, khai thác tài nguyên, môi trường mỗi loại hình vũng vịnh, phù hợp với bản chấtvà xu thế phát triển của chúng, bảo đảm phát triển bền vững. Mặt khác, phân loại vũngvịnh theo các tiêu chuẩn loại hình học cũng sẽ góp phần dự báo các diễn biến sinh tháiqua từng giai đoạn để dự kiến những giải pháp cải tạo, chỉnh sửa, các quá trình vậnđộng vật chất, năng lượng bất lợi cho sự tồn tại, phát triển của thuỷ vực, do tác động củacác nhân tố thiên nhiên hoặc do hoạt động của con người, để tránh những tổn thất có thểxảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng thuỷ vực.1. Phương pháp luận phân loại vũng vịnh Về vấn đề phân loại vũng vịnh ven bờ đã có nhiều quan điểm (conceptual models)đưa ra các hệ thống phân loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau. Các hệ thống phân loạinày dựa vào một hay nhiều chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên của các thuỷ vực như: khí hậu,thuỷ học, chất lượng nước, hình thái, sinh cư, sinh thái, v.v. Một trong những quan điểmphân loại có được sự chú ý, trước hết là của các nhà địa chất, địa lý học, đó là quanđiểm địa mạo học, lấy đặc điểm địa mạo và loại trầm tích làm cơ sở để phân loại cácthuỷ vực ven bờ, với ý tưởng: trầm tích là nền cơ bản của sự hình thành nơi sinh cư(habitat) của vật sống trong thuỷ vực, cho sự diễn biến của các quá trình sinh địa họcven bờ. Địa mạo là đặc điểm thể hiện một cách tổng hợp các thông số môi trường vàsinh học của thuỷ vực (David et all, 2003). Quan điếm này đã được vận dụng vào phân Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh152loại các thuỷ vực ven bờ Australia, trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ cấu trầm tích sông,biển có trong các thuỷ vực này, cũng như các động lực chiếm ưu thế: sóng, thuỷ triều,dòng chảy sông… Để có thêm cơ sở lý luận, cũng nên nói đến vấn đề loại hình học thuỷ vực nội địa thếgiới. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, lý thuyết loại hình học dạng hồ nội địa còn nặng tínhchất hình thức, nhân tạo, dựa nhiều vào các tiêu chuẩn vật lý, hoá học đơn lẻ , để phân loạicác thuỷ vực dạng hồ châu Âu, như: chế độ thuỷ học của hồ (Hutchinson, 1957), chế độnhiệt của nước hồ (Forel), chu chuyển nước trong hồ (Ishimura, 1936), chế độ oxy, bùn đáyhồ (Rossolimo, 1964). Một trong những lý thuyết rất được chú ý trong giai đoạn này lànguyên tắc phân loại hồ căn cứ vào độ dinh dưỡng hồ (trophy), từ đó hình thành các kháiniệm về độ dinh dưỡng còn được sử dụng cho tới hiện nay, như nghèo dinh dưỡng(oligotrophe), giàu dinh dưỡng (eutrophe), mất dinh dưỡng (distrophe), dựa trên các chỉ tiêuvề hàm lượng muối dinh dưỡng, các nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật nổi, sinh vật đáythích ứng với các điều kiện sinh thái dinh dưỡng tương ứng. Bước phát triển tiếp theo là quan điểm lấy năng suất sinh học là tiêu chuẩn cơ bản đểphân loại hồ, coi đó là biểu hiện tổng hợp, tập trung nhất của các điều kiện sinh thái môitrường sống của thuỷ vực (Ohle, 1955); Elster, 1957). Về mặt phương pháp, quan điểmhiện đại là phân loại thuỷ vực không nên chỉ dựa trên từng tiêu chuẩn đơn lẻ, mà cần cómột tập hợp nhân tố quyết định chu trình vật chất và năng lượng trong thuỷ vực, sự pháttriển tiến hoá của thuỷ vực, những thể hiện bản chất cuả thuỷ vực. Những tư liệu trên, có thể cho ta có thêm cơ sở để suy nghĩ về phương pháp luận củaloại hình học thuỷ vực nói chung và của vũng vịnh nói riêng, sao cho vừa mang tínhchất phổ quát, thể hiện được tinh thần của loại hình học thế giới, lại vừa phù hợp vớiđặc điểm riêng của điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Có thể đề xuất một số ý tưởng sau về yêu cầu của những tiêu chuẩn phân loại vũngvịnh ven bờ biển Việt Nam.1.1. Các tiêu chuẩn phân loại phải nói lên được nguồn gốc hình thành, sự tồn tại, phát triển tiến hoá của từng loại vũng vịnh ven bờ, trong lịch sử phát triển địa chất vùng biển Việt Nam và Biển Đông nói chung. Mỗi tiêu chuẩn phải có ý nghĩa như một phát biểu về các đặc điểm trên của loại hình vũng vịnh đó. Tiêu chuẩn này nói lên vị trí của loại hình vũng vịnh đó trong thời gian và không gian lịch sử địa chất của vùng biển này.1.2. Các tiêu chuẩn phân loại phải xác định được nhân tố động lực ưu thế, chủ yếu đối với sự tạo thành và biến động của hình thái, điều kiện môi trường của loại hình vũng vịnh đó, thể hiện được mối quan hệ với biển bên ngoài và hệ thống sông bên trong đổ vào vũng vịnh, với tính chất là những nguồn vật chất, năng lượng trao đổi với vũng vịnh trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.1.3. Các tiêu chuẩn phải nói lên được tiềm năng nguồn lợi thiên nhiên, trước hết là nguồn lợi sinh vật, vị thế, để có thể thấy được giá trị thực tiễn của thuỷ vực. Tiêu chuẩn này có thể được thể hiện bằng các yếu tố phản ánh trực tiếp hay ...

Tài liệu được xem nhiều: