Danh mục

Tiềm năng ứng dụng công nghệ Blockchain hỗ trợ công tác quản lý tại các trường đại học ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 544.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ giới thiệu một cách khái quát về cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain cũng như đề xuất một số khuyến nghị về tiềm năng ứng dụng công nghệ này nhằm hỗ trợ công tác quản lý tại các trường đại học ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng ứng dụng công nghệ Blockchain hỗ trợ công tác quản lý tại các trường đại học ở Việt Nam 157 TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TS. Đoàn Quang Minh Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Cùng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ Blockchain đã và đang được nghiên cứu ứng dụng hết sức mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, sản xuất, bán lẻ… Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ Blockchain trong lĩnh vực giáo dục đào tạo dường như vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở Việt Nam. Bài viết này sẽ giới thiệu một cách khái quát về cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain cũng như đề xuất một số khuyến nghị về tiềm năng ứng dụng công nghệ này nhằm hỗ trợ công tác quản lý tại các trường đại học ở nước ta. Cuối cùng, những thuận lợi và khó khăn khi triển khai công nghệ Blockchain tại các trường đại học ở Việt Nam cũng sẽ được đề cập. Từ khóa: Công nghệ Blockchain, công tác quản lý, trường đại học ở Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Công nghệ Blockchain lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1991 bởi hai nhà khoa học Stuart và Stornetta (Stuart và Stornetta, 1991). Mục đích chính của công nghệ này là nhằm chống lại sự chỉnh sửa dữ liệu một cách bất hợp pháp cũng như công khai hóa dữ liệu cho tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là ngay sau khi được giới thiệu, công nghệ Blockchain gần như rơi vào quên lãng, hay nói cách khác là hầu như không có cá nhân, tổ chức nào ứng dụng công nghệ này vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội cho tới khi có một người hoặc một nhóm người lấy bí danh là Satoshi Nakamoto đã ứng dụng công nghệ Blockchain để đưa ra khái niệm đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin vào tháng 1 năm 2009 (Angela và Liana, 2014). Vậy Blockchain là gì? Trên thực tế, Blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ cái công khai mà tất cả các bên liên quan đều có quyền được biết và sở hữu. Đến đây chúng ta cần nói thêm một chút về khái niệm sổ cái. Sổ cái được hiểu là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Tức là, tất cả các giao dịch hàng ngày sẽ được ghi chép chi tiết tại sổ cái. Tương tự như sổ cái thì Blockchain cũng sẽ lưu lại tất cả các giao dịch, dữ liệu phát sinh tại từng thời điểm cũng như theo trình tự về mặt thời gian. Chỉ có điều sổ cái khác Blockchain ở những điểm sau: Thứ nhất, không phải lúc nào tất cả các bên liên quan cũng đều sở hữu sổ cái; thứ hai, nội dung phản ánh về cùng một giao dịch nào đó tại sổ cái của tất cả các bên liên quan chưa 158 hẳn đã giống hệt nhau vì nội dung này có thể bị chỉnh sửa mà các bên còn lại không thể giám sát được. Tóm lại, cùng một giao dịch phát sinh nhưng dữ liệu ghi chép ở sổ cái của các bên liên quan có thể khác nhau, đó chính là vấn đề. Công nghệ Blockchain đã khắc phục được bất cập này, đó là tất cả các bên liên quan đều có quyền sở hữu một Blockchain giống hệt nhau, việc mỗi thành viên tự ý chỉnh sửa dữ liệu của Blockchain gần như là không thể, điều này chỉ có thể xảy ra khi nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, quá trình này cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức, và đó là lý do vì sao việc thay đổi dữ liệu của Blockchain gần như không bao giờ hoặc rất ít khi xảy ra. Như vậy có thể thấy được lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại là ngoài việc hoạt động đóng vai trò như là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch phát sinh theo trình tự về mặt thời gian thì công nghệ này còn có tác dụng minh bạch hóa dữ liệu cũng như chống lại tất cả các hành vi chỉnh sửa dữ liệu một cách bất hợp pháp. 2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN Vậy để đạt được các mục tiêu như đã đề cập ở trên thì công nghệ Blockchain đã hoạt động như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain hay còn gọi là công nghệ chuỗi khối. Hình 1. Công nghệ Blockchain (Nguồn: Minh họa của tác giả) Hình 1 mô tả một cách đơn giản về công nghệ Blockchain. Đó là một chuỗi gồm nhiều khối được liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi khối sẽ chứa ba thành phần. Thứ nhất là dữ liệu, thứ hai là dữ liệu của khối đã được mã hóa nhờ hàm băm (hàm Hash), cuối cùng là dữ liệu đã được mã hóa của khối trước đó (Hình 2). 159 Hình 2. Các thành phần của mỗi khối (Nguồn: Minh họa của tác giả) Loại dữ liệu chứa trong mỗi khối phụ thuộc vào công nghệ Blockchain được ứng dụng trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, đối với Bitcoin Blockchain, tức là Blockchain ứng dụng trong lĩnh vực giao dịch đồng tiền kỹ thuật số, thì dữ liệu trong mỗi khối là các giao dịch chi tiết liên quan đến việc mua bán và đào tiền ảo. Đó có thể là dữ liệu về người mua, người bán, lượng tiền ảo đã được giao dịch cũng như lượng tiền ảo mới đào được. Hình 3 mô tả một cách đơn giản về dữ liệu chứa trong một khối của Bitcoin Blockchain. Hình 3. Dữ liệu chứa trong một khối của Bitcoin Blockchain (Nguồn: Minh họa của tác giả) Mỗi khối cũng chứa dữ liệu của cả khối đã được mã hóa nhờ hàm băm. Dữ liệu sau khi được mã hóa sẽ chuyển thành chuỗi ký tự như mô tả tại Hình 4. 160 Hình 4. Dữ liệu của khối sau khi được mã hóa (Nguồn: Minh họa của tác giả) Có thể hình dung dữ ...

Tài liệu được xem nhiều: