Danh mục

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Sơn La

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 94.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này tập trung nghiên cứu về tiềm năng và các giải pháp về quy hoạch, đầu tư, phát triển cộng đồng, tuyên truyền, quảng bá, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Sơn LaJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00049Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 169-174This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH SƠN LA Đỗ Thúy Mùi Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, sinh vật rất đa dạng, phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống cũng mang những nét đặc trưng riêng, hấp dẫn du khách thập phương. Bài báo này tập trung nghiên cứu về tiềm năng và các giải pháp về quy hoạch, đầu tư, phát triển cộng đồng, tuyên truyền, quảng bá, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, Sơn La, tiềm năng tự nhiên, giá trị văn hóa truyền thống.1. Mở đầu Từ lâu, khái niệm về du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã được đề cập ở nhiều quốc gia trên thếgiới. Mỗi quốc gia đều có khái niệm riêng. Ở Thái Lan, du lịch dựa vào cộng đồng được định nghĩa“là loại hình du lịch được quản lí và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bềnvững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ, du khách có cơ hội tìm hiểu vànâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” ([1] REST, 1997). Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa của khu vực châu Mĩ đã đưara định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phươngđể tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồngđịa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hìnhthức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huygiá trị truyền thống địa phương”. Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo cũng đã định nghĩa: “DLCĐ là mộtloại hình du lịch bền vững, thúc đảy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng.Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vàoviệc vận hành và quản lí các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thunhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyềnthống và văn hóa địa phương cũng như các di sản tự nhiên” [1]. Ở Việt Nam, DLCĐ mới xuất hiện từ năm 1997, nhưng phát triển khá nhanh. Từ đó đếnnay, cũng có nhiều quan niệm, nhiều khái niệm khác nhau về DLCĐ. Tác giả Trần Thị Mai (2005)Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 01/5/2015Liên hệ: Đỗ Thúy Mùi, e-mail: maithuydotb@gmail.com 169 Đỗ Thúy Mùicho rằng: “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinhtế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinhnghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án” [2]. Năm 2012, tác giả Bùi Thị Hải Yến cũng đưa ra khái niệm: “DLCĐ có thể hiểu là phươngthức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trongcác giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ củacác tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, của chính quyền địa phương cũng như chính phủ vànhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn,khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chấtlượng cao và hợp lí của du khách” [3]. Du lịch cộng đồng hiện nay đang được phát triển ở nhiều vùng, nhiều tỉnh thành trên cảnước, trong đó có Sơn La. Để phát triển DLCĐ có hiệu quả, cần phải đánh giá đúng tiềm năng, từđó đề xuất được các giải pháp phát triển. Bài báo này sẽ đánh giá những tiềm năng (chủ yếu là tàinguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn) và đề xuất các giải pháp để phát triển dulịch cộng đồng ở tỉnh Sơn La.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng Nhìn chung, các tác giả đều quan niệm DLCĐ là hình thức du lịch mà du khách là ngườimang lại lợi ích kinh tế và có ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinhthái, nếp sống của người dân địa phương. Người dân địa phương là người kiểm soát các giá trị vềtài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về văn hóa truyềnthống của cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về kinh tế, học hỏiđược những kinh nghiệm từ du khách, có c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: