Danh mục

Tiềm năng và thực trạng sản xuất rau ở thành phố Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.08 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích tiềm năng và thực trạng sản xuất rau ở thành phố (TP) Hà Nội từ năm 2001 đến 2014 theo 2 giai đoạn là trước và sau khi mở rộng địa giới hành chính. Số liệu trình bày trong nghiên cứu được tổng hợp từ các báo cáo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội và số liệu thống kê của Cục Thống kê TP Hà Nội. Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp thống kê kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng và thực trạng sản xuất rau ở thành phố Hà NộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0072Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 140-148This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Vũ Thị Mai Hương Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích tiềm năng và thực trạng sản xuất rau ở thành phố (TP) Hà Nội từ năm 2001 đến 2014 theo 2 giai đoạn là trước và sau khi mở rộng địa giới hành chính. Số liệu trình bày trong nghiên cứu được tổng hợp từ các báo cáo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội và số liệu thống kê của Cục Thống kê TP Hà Nội. Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp thống kê kinh tế. Kết quả phân tích chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến ngành sản xuất rau của Hà Nội chuyển biến chậm và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường TP. Từ khóa: Thành phố Hà Nội, sản xuất rau, tiềm năng và thực trạng.1. Mở đầu Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Với dânsố 7.26 triệu người và khoảng 3 triệu người lưu trú thường xuyên, nhu cầu tiêu thụ rau của TP HàNội rất lớn, khoảng trên 1 triệu tấn/năm [1-6]. Trình độ dân trí và mức sống của người dân Hà Nộikhá cao nên yêu cầu rau phải đa dạng chủng loại và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩmcũng rất cao. Tuy nhiên, sản lượng rau của TP chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, trong đó rau an toàn(RAT) mới đáp ứng được 20% [9]. Thực hiện bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đánh giá đúng những thuận lợi và khókhăn, những kết quả và hạn chế trong sản xuất rau ở Hà Nội; thông qua đó trả lời được câu hỏi tạisao ngành này lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu rau của TP.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tiềm năng để phát triển sản xuất rau ở thành phố Hà Nội2.1.1. Vị trí địa lí Với vị thế là thủ đô - trái tim của cả nước, ngành sản xuất rau của Hà Nội có ưu thế hơn hẳnngành sản xuất rau của các địa phương khác trong cả nước: vừa có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộnglớn; vừa được các ngành chức năng quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn, tập huấn và chuyểngiao tiến bộ kĩ thuật. Hà Nội lại có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển. Ngoài 7 tuyến quốc lộ đi quatrung tâm và một số tuyến cao tốc hướng tâm, Hà Nội đã đầu tư xây mới hàng loạt các trục chínhNgày nhận bài: 1/1/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016Liên hệ: Vũ Thị Mai Hương, e-mail: huongvmh@yahoo.com.140 Tiềm năng và thực trạng sản xuất rau ở thành phố Hà Nộitrong lõi đô thị, các nút giao thông, các cây cầu vượt sông và các tuyến đường bộ trên cao. Cáctuyến tỉnh lộ quan trọng, các tuyến giao thông nông thôn cũng được nâng cấp, mở rộng. Đặc biệt,việc xây dựng thêm các cây cầu vượt sông như cầu Thanh Trì (2/2007), Vĩnh Tuy (9/2010), PhùĐổng 2 (1/2012), Vĩnh Thịnh (6/2014), Đông Trù (10/2014), Nhật Tân (1/2015) sẽ giúp tiêu thụnhanh chóng, kịp thời rau xanh - là các mặt hàng chóng hỏng và khó vận chuyển xa.2.1.2. Điều kiện tự nhiên a. Đất Hà Nội có quỹ đất khá đa dạng, được hình thành từ 7 nhóm đất với 21 loại đất khác nhau.Trong đó, đáng chú ý là nhóm đất phù sa, rất màu mỡ và có diện tích lớn nhất (chiếm 36.13% diệntích tự nhiên) [7], thích hợp phát triển nhiều chủng loại rau. Hà Nội còn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn. Đặc biệt, sau khi mở rộngđịa giới hành chính, Hà Nội có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất vùng đồng bằng sôngHồng. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển các vùng chuyên canh rau. Tuy nhiên,diện tích đất sản xuất nông nghiệp (nhất là đất trồng cây hàng năm) bị thu hẹp khá nhanh do tốcđộ công nghiệp hóa và đô thị hóa cao. Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 3946 ha trong thời kì 2001 - 2007 (564 ha/năm) vàgiảm 6859 ha ở thời kì 2008 - 2014 (980 ha/năm). Song đáng mừng là trong các loại đất trồng câyhàng năm, đất trồng cây hàng năm khác (gồm cả đất trồng rau) vẫn có xu hướng tăng diện tíchở cả hai thời kì. Rau vốn là cây trồng ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm; có thể trồngxen, gieo lẫn, trồng gối nhiều loại khác nhau nên ngành sản xuất rau của Hà Nội càng có điều kiệnthuận lợi để phát triển. Bảng 1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội [2] Chỉ tiêu Tình hình sử dụng đất Biến động (+) tăng; (-) giảm 2001 2007 2008 2014 2007-2001 2014-2008 Đất sản xuất nông nghiệp (ha) 41323 37857 156646 150683 -3466 -5963 - Đất trồng cây hàng năm 39570 35624 141029 134170 -3946 -6859 Đất trồng lúa 34464 27966 120074 112793 -6498 -7281 Đấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: