Danh mục

Tiềm năng và vai trò liên kết trong phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 475.70 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và kế thừa các nguồn tài liệu đi trước để làm rõ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, tiềm năng và làm rõ vai trò liên kết trong phát triển du lịch của tỉnh. Kết quả cho thấy, tiềm năng là rất lớn nhưng thực tế hiệu quả khai thác còn thấp, cần đẩy mạnh liên kết để thúc đẩy du lịch sinh thái phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiềm năng và vai trò liên kết trong phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bình Dương TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Hà Văn Kiên 1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa – Trường Đại Học Thủ Dầu Một Email: kienhv@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắnliền với giáo dục và bảo vệ môi trường, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương hướngtới phát triển du lịch mang tính bền vững. Hiện nay, loại hình du lịch này đang dần trở thành xuthế chung của cả thế giới và bắt đầu được quan tâm phát triển nhiều hơn ở nước ta trong khoảng10 năm trở lại. Bình Dương là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế của cả nước, tuynhiên du lịch Bình Dương phát triển chưa tương xứng. Du lịch của tỉnh, đặc biệt là du lịch sinhthái mới chỉ dừng ở mức tiềm năng, chưa được khai thác một cách hiệu quả. Bài viết này, tác giảsử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và kế thừa các nguồn tài liệu đi trước để làm rõ cơ sởlý luận về du lịch sinh thái, tiềm năng và làm rõ vai trò liên kết trong phát triển du lịch của tỉnh.Kết quả cho thấy, tiềm năng là rất lớn nhưng thực tế hiệu quả khai thác còn thấp, cần đẩy mạnhliên kết để thúc đẩy du lịch sinh thái phát triển. Từ khóa: Du lịch; Du lịch Bình Dương; Du lịch sinh thái; Liên kết.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Dương nằm phía Bắc của vùng Du lịch Đông Nam Bộ, một trong những vùng dulịch phát triển bậc nhất cả nước. Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên bantặng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, đặc biệt là hệ thống các di sản văn hóa (di sản văn hóavật thể và di sản văn hóa phi vật thể) đa dạng, phong phú góp phần hình thành nên bản sắc riêngcủa vùng đất này. Các di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế- xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Trong những năm gần đây,việc liên kết vùng trong hoạt động phát triển du lịch là một điều tất yếu, với nguồn tài nguyêngiá trị của mình, Bình Dương có thể khai thác hoạt động du lịch hiệu quả hơn nữa, đưa tỉnhthành một trong những điểm sáng trong phát triển du lịch của vùng và cả nước. Để hiện thựchóa điều này, qua các kỳ đại hội đảng bộ của tỉnh cũng đề cập đến việc đưa du lịch Bình Dươngphát triển xứng tầm, đặc biệt tại kế hoạch số 5165/KH-UBND, ngày 21 tháng 10 năm 2020 củaUBND tỉnh Bình Dương về việc “Thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (UBND Bình Dương, 2020) cũng chỉ rõ việc cần đẩy mạnhcác nguồn lực thúc đẩy du lịch phát triển, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng. Trong đó trọngtâm là các sản phẩm gắn liền với văn hóa như các di tích lịch sử, làng nghề, thể thao, hội nghị,du lịch sinh thái… Bài viết làm rõ tiềm năng và vai trò của liên kết trong phát triển du lịch nóichung và du lịch sinh thái nói riêng của tỉnh. Qua đó nhận thấy mức độ quan trọng của liên kếttrong quá trình phát triển du lịch. 262. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống: phương pháp này được sử dụngđể nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều, biến động trong không gian và thờigian như ngành du lịch. Phương pháp thống kê: phương pháp này làm để làm rõ thông tin, số liệu có liên quanđến các hoạt động du lịch ở địa phương trong việc thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lý,phân tích và đánh giá của nghiên cứu.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Cơ sở lý thuyết 3.1.1. Khái niệm Có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái. Theo định nghĩa du lịch sinh thái do HectorCeballos-Lascurain (1987): “DLST khu vực tự nhiên còn ít bị tác động và không bị ô nhiễm, vớinhững mục đích đặc biệt là nghiên cứu, tham quan, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, độngvật và thực vật hoang dã, cũng như bất kỳ khía cạnh văn hóa hiện có được khám phá trong khuvực này” (Phạm Trung Lương, 2002, tr.8). Định nghĩa này thể hiện khía cạnh bảo vệ môi trườngcủa điểm đến. Một định nghĩa khác của Wood (1991) cũng được nhiều người làm du lịch quan tâm“DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môitrường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thờitạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo vệ bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tàichính cho người dân địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002). Tùy vào đặc trưng riêng của mỗi vùng, quốc gia mà đã có những khái niệm riêng choDLST. Tại Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc vănhóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”(Điều 2, Luật Du lịch, 2017). Tháng 09/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: