Thông tin tài liệu:
Xét nghiệm kháng thể kháng Chlamydia trong máu đang được xem là có khả năng đánh giá tình trạng ống dẫn trứng, là yếu tố quyết định trong thành công của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT). Mục tiêu: Dùng xét nghiệm tìm kháng thể kháng Chlamydia trong máu để đánh giá tần suất bệnh nhân từng nhiễm trùng đường sinh dục trên được điều trị bằng thủ thuật TTNT, qua đó ghi nhận ảnh hưởng của nhiễm Chlamydia lên kết quả điều trị TTNT. Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Đối tượng: Bệnh nhân vô sinh thực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỀN CĂN NHIỄM CHLAMYDIA VÀ ẢNH HƯỞNG TRÊN KẾT QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO
TIỀN CĂN NHIỄM CHLAMYDIA VÀ
ẢNH HƯỞNG TRÊN KẾT QUẢ THỤ
TINH NHÂN TẠO
Giới thiệu:
Xét nghiệm kháng thể kháng Chlamydia trong máu đang được xem là có khả năng
đánh giá tình trạng ống dẫn trứng, là yếu tố quyết định trong thành công của kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT). Mục tiêu: Dùng xét nghiệm tìm kháng thể kháng
Chlamydia trong máu để đánh giá tần suất bệnh nhân từng nhiễm trùng đường sinh
dục trên được điều trị bằng thủ thuật TTNT, qua đó ghi nhận ảnh h ưởng của nhiễm
Chlamydia lên kết quả điều trị TTNT. Phương pháp: Cắt ngang mô tả. Đối tượng:
Bệnh nhân vô sinh thực hiện thủ thuật TTNT tại khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ
Dũ từ tháng 1/3/2004 đến tháng 20/7/2004. Kết quả: Trong 425 bệnh nhân tham
gia nghiên cứu có 99 (23,3%) bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Chlamydia dương
tính. Có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa số bạn tình và tình trạng ống dẫn
trứng với kết quả xét nghiệm Chlamydia với p < 0,05. Tỷ lệ thai lâm sàng của
nhóm có nhiễm Chlamydia là 1,1% (1/89 bệnh nhân có thử thai) so với nhóm
không nhiễm là 8,6% (25/291 bệnh nhân) (p > 0,05). Kết luận: Bệnh nhân vô sinh
có tiền căn nhiễm Chlamydia đường sinh dục trên chiếm tỷ lệ đáng kể trong số
bệnh nhân điều trị bằng thủ thuật TTNT. Xét nghiệm kháng thể kháng Chlamydia
trong máu có tiềm năng là một xét nghiệm giúp tiên lượng và định hướng điều trị
cho bệnh nhân vô sinh.
Đặt vấn đề
Chlamydia trachomatis là một trong những tác nhân lây truyền qua đường tình dục
thường gặp nhất. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ước tính tổng số ca mới mắc
Chlamydia trachomatis trên toàn thế giới mỗi năm là 92 triệu người [1]. Tại Thành
phố Hồ Chí Minh, một số nghiên cứu trong cộng đồng cho thấy tỷ lệ nhiễm
Chlamydia ở phụ nữ thay đổi từ 18% đến 32,5%, trong đó một số yếu tố nguy c ơ
được nhận diện như số bạn tình, độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục, tiền căn bệnh
phụ khoa [2,3].
Nhiễm khuẩn do C.trachomatis đa số không có triệu chứng hay triệu chứng ngh èo
nàn, bệnh thường ở dạng tiềm tàng, khó phát hiện để điều trị kịp thời. Với khả
năng lây nhiễm cao, Chlamydia được xem là tác nhân lây nhiễm hàng đầu qua
đường sinh hoạt tình dục [4]. Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn Chlamydia đường sinh dục
có khả năng gây tổn thương ống dẫn trứng thông qua phản ứng viêm do tạo thành
kháng thể tự thân [5], đưa đến một trong những hậu quả trầm trọng của nhiễm
Chlamydia là vô sinh.
Trong các phương pháp điều trị vô sinh, thụ tinh nhân tạo (TTNT) là phương pháp
được nhiều trung tâm điều trị vô sinh th ường được sử dụng bởi tính đơn giản, dễ
thực hiện và ít tốn kém. Tuy nhiên, để thực hiện thành công phương pháp TTNT
cần đảm bảo một số điều kiện ti ên quyết trong đó sự toàn vẹn của ống dẫn trứng
về cấu trúc và chức năng là điều kiện cần phải có.
Tại Việt nam, chưa có nghiên cứu nào khảo sát tiền căn nhiễm Chlamydia trên
bệnh nhân vô sinh, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân được điều trị bằng biện pháp
TTNT, cũng như nghiên cứu ảnh hưởng của nhiễm Chlamydia lên kết quả điều trị.
Nghiên cứu này hy vọng bổ sung thêm thông tin về tình hình nhiễm Chlamydia
trong quá khứ của bệnh nhân vô sinh thông qua xét nghiệm kháng thể kháng
Chlamydia, cũng như kiểm tra sự ảnh hưởng của nhiễm Chlamydia với kết quả
điều trị của kỹ thuật TTNT trên đối tượng này.
Phương pháp
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, với đối tượng nghiên cứu là tất cả các trường hợp
điều trị vô sinh có chỉ định thực hiện thủ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) tại khoa
Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ 20/2/04 đến 20/4/04.
Bệnh nhân được nhận nghiên cứu thỏa những tiêu chuẩn sau (ước tính 400 bệnh
nhân):
· Chưa từng thực hiện thủ thuật TTNT, hoặc đ ã từng thực hiện thủ thuật này dưới
3 lần
· Độ tuổi người vợ dưới 35, buồng trứng còn hoạt động chức năng
· Tinh trùng chồng trong giới hạn bình thường hoặc yếu nhẹ (theo tiêu chuẩn của
Tổ chức Y tế thế giới năm 1999)
· Tình trạng ống dẫn trứng thông thương tốt tối thiểu 1 bên được chứng tỏ qua
chụp cản quang buồng tử cung – vòi trứng (HSG) và/hoặc qua nội soi chẩn đoán,
hoặc
· Vô sinh dưới 2 năm và không có tiền căn thực hiện thủ thuật can thiệp vào lòng
tử cung, cũng như chưa ghi nhận yếu tố nguy cơ hướng dến khả năng tổn thương
ống dẫn trứng qua khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cơ
bản.
Bệnh nhân được tư vấn về tình hình nhiễm Chlamydia trong cộng đồng, khả năng
nhiễm bệnh của bản thân và ảnh hưởng của nhiễm Chlamydia lên hiệu quả điều trị.
Bệnh nhân cũng được tư vấn về xét nghiệm kháng thể kháng Chlamydia và đồng ý
tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu sau khi lấy máu thử
kháng thể kháng Chlamydia và kết thúc đợt dùng thuốc đầu tiên, trở lại để được
siêu âm theo dõi sự phát triển của nang noãn.
Phương pháp tiến hành
Khi được nhận vào nghiên cứu, bệnh nhân đã được ghi nhận về bệnh sử, thăm
khám lâm sàng, thực hiện những xét nghiệm cơ bản bao gồm xét ...