Danh mục

Tiến triển về bình đẳng giới ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới (Một phân tích từ các số liệu tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009)

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 655.34 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày bình đẳng giới được coi là mục tiêu ưu tiên trong sự phát triển của xã hội đương đại, là một trong 10 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà cộng đồng quốc tế, bao gồm Việt Nam đã cam kết đạt được. Ở Việt Nam, bình đẳng giới được đặt ra ngay từ xã hội chủ nghĩa chế độ được thành lập (Hiến pháp năm 1946). Sau 25 năm chính sách đổi mới nền kinh tế Việt Nam, xã hội đã có nhiều thay đổi tích cực. Bình đẳng giới cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. Sự khác biệt về giới trong kinh tế và xã hội xu hướng lĩnh vực đang thu hẹp, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và việc làm. Kết quả đã đến từ tổng điều tra dân số tại Việt Nam trong 20 năm qua cho thấy giáo dục của trẻ em gái cơ hội đã tương tự như con trai; phụ nữ ngày càng bình đẳng hơn nam giới trong giáo dục đại học; phụ nữ ngày càng năng động, tham gia vào quá trình di cư và trong lực lượng lao động xã hội là Tương tự như đàn ông; tuổi thọ của phụ nữ ngày càng chiếm ưu thế so với nam giới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiến triển về bình đẳng giới ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới (Một phân tích từ các số liệu tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009) HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TREND OF GENDER DIFFERENCES IN POPULATION, EDUCATION AND EMPLOYMENT IN VIETNAM LOOKED FROM RESULTS OF POPULATION CENSUS 1989, 1999, 2009 TIẾN TRIỂN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM SAU 20 NĂM ĐỔI MỚI (MỘT PHÂN TÍCH TỪ CÁC SỐ LIỆU TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ 1989, 1999, 2009) TS. Lưu Bích Ngọc1 Abstract Gender equality is considered as a priority target in the development of contemporary society. It is one of 10 Millennium Development Goals (MDGs) which international community, including Vietnam has commitmented to reach. In Vietnam, gender equality is set out right from the socialist regime was established (1946 Constitution). After 25 years of Doi Moi policy, Vietnam’s economy, society has made many positive changes. Gender equality has also achieved much progress. Women increasingly have the opportunities to develop the capability themselves, participate in the decision making process in the family and in society. Overall, the gender differences in economic and social areas trends are narrowing, particularly in the fields of education and employment. The results came from the Population Census in Vietnam during the past 20 years shows that girls educational opportunities have been similar to boys. Women are more and more equal to men in higher education. That women increasingly active, involved in the process of migration and in the social labor force is similar to men. Life expectancy of women is increasingly dominant than that of men. However, in the context of implementation on Family Planning policy to go along with strong economic development, tend to unbalance in sex ratio at birth of the child reappeared in Vietnams population. This could be considered a negative result coming from positive policies which have been actively implemented in recent years. This paper aims to clarify the trend of gender differences in the field of population, education and employment in Vietnam after 25 years of Doi Moi by analysing data obtained from the Population Census in 1989, 1999, 2009. Tóm tắt Bình đẳng giới được đánh giá là một chỉ tiêu ưu tiên trong phát triển xã hội hiện nay. Nó là một trong mười Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã cam kết thực hiện. Ở Việt Nam, bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập, khi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên năm 1946. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách Đổi Mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bình đẳng giới cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. 1 Viện Dân số & CVĐXH - Đại học Kinh tế quốc dân 401 TÀI LIỆU HỘI THẢO HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp mang bản chất văn hoá Á Đông truyền thống, dưới ảnh hưởng mạnh của Nho giáo (tính gia trưởng và phụ quyền), người phụ nữ Việt Nam trước kia luôn có địa vị thấp kém hơn người đàn ông trong gia đình lẫn ngoài xã hội (Đỗ Thái Đồng, 1991; Pham Van Bich, 1999; Belanger et al, 2003). Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã kết luận Đổi Mới đã có những tác động mạnh mẽ đến vị thế của người phụ nữ (Volkmann, 2005). Việc sinh ít con đã trở nên phổ biến trong các gia đình Việt Nam ở cả nông thôn, thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều thời gian và cơ hội tham gia vào các công việc xã hội, có điều kiện học tập để nâng cao trình độ (Lê Ngọc Anh, 2000). Với những thay đổi dần theo chiều hướng tích cực trong các định kiến giới, phụ nữ ngày càng có cơ hội phát triển các năng lực bản thân, tham gia vào các quá trình ra quyết định trong gia đình và ngoài xã hội (John Knodel et al, 2005; Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý, 2007). Bài tham luận này có mục đích chỉ ra những tiến triển về bình đẳng giới được thể hiện trong lĩnh vực dân số, giáo dục và việc làm ở Việt Nam qua 20 năm Đổi Mới bằng các phân tích thu nhận được từ kết quả các Tổng điều tra dân số năm 1989, 1999, 2009 (TĐT 1989; TĐT 1999; TĐT 2009). 1. Tiến triển về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 ở Đông Nam Á về quy mô dân số với 85,7 triệu người tính tại thời điểm Tổng điều tra dân số ngày 1.4.2009. Bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số có thể đo lường bằng một số chỉ báo cụ thể như sự cân đối của cơ cấu dân số theo giới tính; mức độ tương đồng về tuổi kết hôn, về triển vọng sống bình quân của nam giới và phụ nữ; mức sinh của người phụ nữ. Phân tích kết quả các các Tổng điều tra dân số năm 1989,1999,2009 đã cho thấy một số khác biệt về giới trong lĩnh vực dân số như sau: + Cơ cấu dân số theo giới tính đã cân bằng song tình trạng mất cân bằng cơ cấu giới tính của trẻ em khi ...

Tài liệu được xem nhiều: