Thông tin tài liệu:
Tiếng Chuông Trôi Trên Sông - Sao ông không gọi cửa, Kim? - Định hù bà chơi! Nàng nở nụ cười móm mém khi kéo cánh cửa rào tre, ánh nắng chiều tháng Năm vàng rộm, phủ lên căn nhà lá nhỏ và những đám hoa dại trước sân. Từ phía sông Hàm Luông vẳng vào tiếng sóng vỗ bờ róc rách. Lê đôi chân mỏi nhừ vì đi lội bộ đường xa, tôi bước vào nhà nàng. Nàng đi phía trước tôi, bé nhỏ trong lớp áo nâu sồng, dáng vẻ nhẫn nhục và cam chịu cho số phận....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng Chuông Trôi Trên Sôngvietmessenger.com Vũ Hồng Tiếng Chuông Trôi Trên SôngTiếng Chuông Trôi Trên Sông- Sao ông không gọi cửa, Kim?- Định hù bà chơi!Nàng nở nụ cười móm mém khi kéo cánh cửa rào tre, ánh nắng chiều tháng Năm vàng rộm,phủ lên căn nhà lá nhỏ và những đám hoa dại trước sân. Từ phía sông Hàm Luông vẳngvào tiếng sóng vỗ bờ róc rách.Lê đôi chân mỏi nhừ vì đi lội bộ đường xa, tôi bước vào nhà nàng. Nàng đi phía trước tôi, bénhỏ trong lớp áo nâu sồng, dáng vẻ nhẫn nhục và cam chịu cho số phận. Nàng bảo tôi hãyngồi nghỉ nơi chiếc giường cau và nói rằng nàng sẽ ra vườn để hái bù ngót về nấu canh,món ăn ưa thích của tôi từ thuở xa xưa. Tôi cảm động đến ứa nước mắt. Thì ra, mãi mãinàng chẳng bao giờ quên tôi.- Tôi cùng đi với bà.- Thôi - nàng với tay lấy cái rổ nơi vách - Mới từ Sài Gòn về, ông hãy nghỉ cho khỏe.Nói vậy nhưng nàng cũng không ngăn cản khi tôi cất bước theo nàng. Không gian của buổihoàng hôn nơi miền quê thật êm đềm với những làn gió nồm và tiếng chim non ríu rít.Nét già nua đã hằn sâu lên dáng vẻ của nàng nhưng mãi mãi trong tiềm thức tôi, nàng vẫnlà cô thôn nữ của lòng tôi độ bốn mươi năm về trước. Cô thôn nữ có cái nhăn mũi rất dễthương mỗi khi nàng giận dỗi ai điều gì đã làm xiêu lòng biết bao trai làng.- Vẫn vậy chứ? - Tôi hỏi.- ờ. Còn ông.- Khỏe như trâu. Chồng bà có trở về đây thăm bà lần nào không?Nàng thở dài:- Không. Có lẽ như thế tốt hơn. Số tôi là suốt đời phải cô đơn. Ông không nhớ hồi đó mìnhưa chơi bói bài saỏ- Tin chuyện gì không đâu. Tôi bảo bà lên sống với tôi ở Sài Gòn cho có bạn mà bà cứ lắcđầu hoài. ở đó lỡ bà có ngã bệnh thì ai lo? Tôi đòi về đây sống bà cũng không chịu.- Mình lớn tuổi hết rồi.Không gian lại rơi vào khoảnh khắc im lặng giữa chúng tôi. Hai bóng già âm thầm đi bênnhau, vòng vèo theo những luống bù ngót gần chân đồi. Điều đó gần như là quy ước ngầmcủa hai người. Gặp nhau chỉ để nói vài câu vu vơ, thế thôi, nhưng tôi biết tâm hồn tôi vĩnhviễn không bao giờ đánh mất hình bóng nàng. Chỉ tại chiến tranh đã đẩy tôi xa cách nàngđằng đẵng ba mươi năm.Giọng con vạc sành kêu khắc khoải nơi vách lá khi chúng tôi trở vào nhà. Nàng lúi húi nhómlửa, còn tôi thì phụ lặt rau. ánh sáng nhập nhoạng soi rõ những nét hằn sâu trên mặt nàng.Nghe mùi khói bếp, tôi chợt thấy lòng mình ấm lại và hạnh phúc hơn bao giờ hết, nhất là cónhững phút giây quý hiếm được sống bên cạnh nàng.- Bà theo đạo hồi nào vậy ta ?- Đâu có theo. Tại thích bộ đồ này thì mặc. Hình như nó cũng giúp tôi xua đi những day dứtcủa lương tâm. Ông còn ở trong lính không?- Hưu rồi. Bạn bè chiến đấu cũ giờ chỉ còn vài người. Được cấp một căn hộ nhỏ ở Thanh Đa,một thân một mình thui thủi. Buồn lắm nhưng cũng quên. Tôi đếm từng ngày từng tháng đểmong đến ngày về gặp bà.Nàng nói lảng sang chuyện khác mỗi khi tôi bóng gió thốt lên ý đó.- Ông về hưu với cấp bậc gì vậy?- Đại tá già.- Hồi mới tiếp quản ông là gì tả- Thiếu tá.- Lúc đó ông dữ chứ đâu hiền như bây giờ. Ông khiến tôi phải khiếp vía chứ đừng nói chiđến một sĩ quan ngụy như ông Tân.Tôi cười giả lả:- Tại chồng bà nhát chứ có ai giết chóc ai đâu.Nàng nheo mắt nhìn tôi:- Ông không còn nhớ khi đó ông nói gì à?- Sao?- Ông nói là nếu không nhớ lời cấp trên thì ông đã bắn ông ấy vì cái tội cướp vợ người ta.Câu nói của nàng khiến tôi sượng sùng. Quả thật, khi dò tìm ra được nhà nàng hồi năm 75,tôi đã thốt lên lời đó mà không biết vì sao. Đến khi bước ra đường, tôi và hai người lính cậnvệ đã ôm bụng cười bò trong cái nhìn ngơ ngác của dân Sài Gòn đang cầm cờ và biểu ngữchào đón đoàn quân giải phóng.Từ nhỏ đến lớn, tính tôi vốn hay đùa, không cách chi bỏ được. Còn nhớ có một lần, lúc tôi làsĩ quan chỉ huy tiểu đoàn được gọi lên cứ họp. Đến giờ cơm trưa, bỗng dưng tôi bỏ đũađứng dậy và nghiêm trang quay mặt ra cửa khiến ai nấy đều nhìn nhau ngơ ngác, chẳnghiểu chuyện gì xảy ra.Tôi liền vẫy vẫy tay:- Bạn hiền đi rửa chân cho sạch rồi vào dùng cơm luôn thể!Tất cả dồn mắt theo. Họ chẳng thấy bóng dáng một người nào ngoài con chó mực của bộphận hậu cần đang ngồi chò hõ gần đó. Hiểu ý đùa của tôi, các sĩ quan đều cười sặc sụakhiến con chó hoảng sợ, cong đuôi bỏ chạy. Rủi cho tôi, vị chính ủy sư đoàn vốn khôngthích đùa. Ông ta xạm mặt lại và hầm hầm bỏ đi. Lúc này tôi mới để ý thấy chân ông ta cònlấm lem bùn đất. Một tuần sau tôi bị khiển trách vì cái tội nhạo báng cấp trên. Tôi như nửacười nửa mếu. Cho nên, tham gia cách mạng từ những ngày kháng chiến chống Pháp chođến ngày giải phóng miền Nam, tôi cứ hết lên thiếu tá rồi lại xuống đại úy vì những trò đùavô tình như vậy.Leo lên võng, nằm đưa tòn ten, tôi mỉm cười một mình khi nhớ lại chuyện cũ khôi hài ấy.Bên bếp lửa này, trong gian nhà ấm cúng này, có nàng và tuổi già dần đến, hầu như tất cảnhững chuyện mà ngày xưa tôi lấy làm buồn phiền giờ trở nên giản đơn hết thảy. Cuộc đờinhư một vòng xoay chong chóng, có ...