Tiếng Cười trong Ca Dao Tây Nam Bộ 1. Khái niệm cười trong văn học Tự điển Tiếng Việt định nghĩa cười (động từ): Nhích môi, hé miệng, nhe răng phát ra tiếng hay không để tỏ sự vui mừng hay một ý tứ gì [246; 2] Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra phạm trù cái hài. Phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếng Cười trong Ca Dao Tây Nam Bộ Tiếng Cười trong Ca Dao Tây Nam Bộ1. Khái niệm cười trong văn họcTự điển Tiếng Việt định nghĩa cười (động từ): Nhích môi, hé miệng, nherăng phát ra tiếng hay không để tỏ sự vui mừng hay một ý tứ gì [246; 2]Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra phạm trù cái hài. Phạm trù mĩ học phảnánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ratiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau.Cái hài gắn với cái buồn cười, nhưng không phải cái buồn cười nào cũng trởthành cái hài. Cái hài bao hàm ý nghĩa xã hội gắn liền với sự khẳng định lýtưởng thẩm mỹ cao cả. [42; 4]. Ca dao Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều tiếngcười độc đáo. Nó chính là cái hài như quan điểm của lý luận văn học.2. Ca dao Tây Nam Bộ với việc miêu tả các tiếng cườiTheo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nxb GiáoDục, H. 2006, phần được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 4.000 km2,chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số đảo (lớn nhất là đảo PhúQuốc) cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang.Cũng như các vùng miền khác, theo bước chân người đi mở cõi thì lời ca,tiếng hát, điệu hò, điệu lý, ... tất cả như hơi thở không thể thiếu được trongsinh hoạt của người bình dân. Và lẽ tất nhiên trong đó không thể thiếu tiếngcười:Chuồn đậu ngọn cau lơAnh cười bả lả, em ngờ duyên anhHãy khoan bàn đến nội dung và chức năng của tiếng cười, điều này chúngtôi sẽ bàn ở phần sau. Ở đây chúng tôi điểm qua các cách kết hợp của từcười trong ca dao.Như đã nói, cười là một động từ:Nực cười con tạo trớ trênhChữ duyên chao chát, chữ tình lãng xaoCòn đây là sự kết hợp của động từ cười với một tính từ để khu biệt nghĩa:+ Chiều chiều ra đứng vườn càThấy em cười lạt anh biết đà hết duyên+ Cóc nghiến răng còn động lòng trờiCũng vì em có điệu cười mỉm chiCái cười lạt của câu trên đã phần nào giúp cho người trong cuộc và cả ngườinghe được câu ca ấy hiểu rõ được kết cục của một chuyện tình!Cô gái có nụ cười mỉm chi ấy như đã tô đẹp vẻ sắc nước hương trời làmrúng động cả thiên nhiên, loài vật!Cười được đặt sau danh từ:Chẳng tham nhà ngói lung linhTham gì một nỗi anh xinh miệng cườiBốn từ cuối là bốn từ loại khác nhau, tác giả dân gian khéo sắp đặt để có kếthợp hài hoà giữa đại từ nhân xưng (anh), tính từ (xinh) danh từ (miệng) vàđộng (cười).Cười kết hợp với các đại từ phiếm định:Ngửa tay lấy tấm vàng mườiQuần bô áo vải ai cười mặc aiAi trong trường hợp này đều là những đối tượng không xác định!Cười cũng có thể kết hợp với các hư từ:Vô duyên chưa nói đã cườiChưa đi đã chạy là người vô duyênXét về góc độ từ pháp chúng ta đã phần nào thấy được sự đa dạng của cáicười!3. Giọng trào phúng trong ca dao Tây Nam Bộ3.1 Những giới thuyếtTrào phúng là thuật ngữ văn học. Đây là một loại đặc biệt của sáng tác vănhọc và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó cácyếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hàihước, ... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng ... nhữngcái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội [363; 4]Từ điển thuật ngữ văn học còn xác định một nét nghĩa nữa trào phúng theonghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻkhác [363; 4]. Theo nghĩa hẹp hơn, chúng tôi nhận thấy trong văn học, đặcbiệt là trong thơ ca dân gian cũng xuất hiện giọng điệu trào phúng.Giọng điệu nghệ thuật với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ, một yếu tố cóvai trò hết sức quan trọng trong việc cấu thành phong cách nhà văn là vấn đềđã được nhận ra từ lâu kể cả trong văn học Phương Tây và văn học phươngĐông. Nhiều bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ravà chứng minh vai trò quan trọng của giọng điệu (tone) hay văn khí, hơivăn, giọng văn (cách gọi quen thuộc ở Trung Quốc và Việt Nam) khôngchỉ trong sáng tác mà cả trong nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm văn học vàphong cách cá nhân nhà văn.Nhắc đến phong cách có nghĩa là chúng ta thừa nhận mỗi nhà văn có mộtgiọng điệu riêng, đồng thời cũng từ đó ta khẳng định một thể loại đượcnhiều nhà văn chọn thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm thì cũng sẽ cógiọng điệu chung - giọng điệu thể loại.Song, vấn đề đặt ra ở đây là thơ ca dân gian nói riêng và văn học dân họcdân gian nói chung có giọng điệu không? Theo chúng tôi, ca dao, như mọithể thơ khác, nó cũng có giọng điệu. Không có giọng điệu thì hoá ra mọi lờilời thơ - lời nói đều như nhau sao? Tất nhiên, người ta có thể hiểu khái niệmgiọng điệu theo những nghĩa rộng hẹp khác nhau. Lịch sử thơ ca chứng minhcó sự tồn tại nhiều loại hình giọng điệu: giọng điệu thơ dân gian, giọng điệuthơ cổ điển, giọng điệu thơ hiện đại... Như vậy, vấn đề đặt ra không phải làhỏi ca dao có giọng điệu hay không mà hỏi giọng điệu trong ca dao có đặcthù gì?Ít nhất, có thể nghĩ giọng điệu trong ca dao không mang đậm dấu ấn cá nhân- cá thể. Điều này có thể giải thích được căn cứ vào tính tập thể, tính truyềnmi ...