![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tiếp biến đạo Bà La Môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng Vua - Thần của vương quốc Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV)
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 523.19 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày một số vấn đề về sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa, sự tiếp nhận và biến đổi Bàlamôn giáo của người Chăm qua việc nghiên cứu cơ sở ra đời, nội dung, biểu hiện và ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp biến đạo Bà La Môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng Vua - Thần của vương quốc Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV) 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TIẾP BIẾN ĐẠO BÀ LA MÔN Ở VIỆT NAM QUA TÍN NGƯỠNG VUA - THẦN CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂMPA (THẾ KỈ IV - THẾ KỈ XV) Nguyễn Thị Bằng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Đồng bào Chăm (còn gọi là người Chàm) - một trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam - là một dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, rất đa dạng và phong phú. Trong lịch sử đời sống chính trị, văn hoá của dân tộc mình, cộng đồng cư dân Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo, họ đã biến đổi, hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa, làm nên những nét đặc sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Ở bài tham luận này, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa; sự tiếp nhận và biến đổi Bàlamôn giáo của người Chăm qua việc nghiên cứu cơ sở ra đời, nội dung, biểu hiện và ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV). Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học, phương pháp logic, phương pháp lịch sử, bài tham luận hi vọng sẽ làm sáng tỏ tính tất yếu của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc, qua đó thấy được nguồn gốc những sắc thái riêng trong đời sống tôn giáo - tín ngưỡng của bộ phận Chăm Bàlamôn hiện nay. Từ khoá: Bàlamôn giáo, tín ngưỡng Vua – Thần, Chămpa, văn hoá Ấn Độ, Chăm Bà la môn Nhận bài ngày 15.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.02.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Bằng; Email: ntbang@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia với 54 dân tộc anh em, cùng sinh tụ và phát triển trên dải đất hình chữ S. Trong đó, mỗi dân tộc mang trong mình những nét văn hoá đặc sắc góp phần tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử đời sống chính trị, văn hoá của dân tộc mình, cộng đồng cư dân Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo, họ đã biến đổi, hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa, làm nên những nét đặc sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đồng bào TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 27 Chăm đã đem văn hoá, âm nhạc và chủng tộc của mình hoà cùng vào dân tộc Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa Đạo Bàlamôn ra đời ở Ấn Độ từ những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN. Đây là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama, thần Visnu và thần Siva. Đạo Bàlamôn đã được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Với sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải, theo chân các thương gia trên con đường tìm kiếm vàng, sản vật địa phương và địa bàn buôn bán, những nhà truyền đạo đã từng bước truyền bá đạo Bàlamôn một cách hoà bình vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Một bộ phận các thương nhân và các nhà truyền giáo Ấn Độ đã ở lại khu vực này để sinh cơ lập nghiệp, có những người còn giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, nhiều bộ tộc đang diễn ra quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và hình thành xã hội tiền giai cấp, có giai cấp và nhà nước. Những thủ lĩnh này đã nhanh chóng tiếp nhận những cách thức tổ chức xã hội và chính quyền của Ấn Độ để lập nên những quốc gia riêng. Quốc gia Chămpa (trước thế kỉ VII được gọi là Lâm Ấp) ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do Khu Liên lãnh đạo (190 - 192), chống lại ách cai trị của triều đình nhà Hán ở phương Bắc. Cho đến nay, những ghi chép về việc các tăng lữ Bàlamôn Ấn Độ đến truyền đạo ở Chămpa vẫn chưa được phát hiện, song có thể khẳng định đạo Bàlamôn đến với Chămpa bằng con đường hoà bình. Những người đứng đầu chính quyền nhà nước Lâm Ấp, sau đó là Chămpa đã nhanh chóng tiếp nhận những cách thức tổ chức xã hội và chính quyền Ấn Độ để tạo dựng quốc gia riêng. Để tổ chức được một nhà nước mang tính chất vương quyền theo kiểu Ấn Độ, không thể tách rời tôn giáo, mà những tôn giáo đó đã được truyền bá đến Đông Nam Á, ở quốc gia liền kề với Chămpa là Phù Nam. Sự xuất hiện của đạo Bàlamôn ở Chămpa được phản ánh qua hệ thống các văn bia lập dưới thời cai trị của các vị vua. Vào thế kỉ IV, các văn bia bằng tiếng Phạn (tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên) do vua Bhadravarman (349-361) xây dựng đền thờ đầu tiên để dâng kính thần Siva đã cho chúng ta biết về sự có mặt của đạo Bàlamôn ở đất nước này. Đó là các tấm bia Chợ Di ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp biến đạo Bà La Môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng Vua - Thần của vương quốc Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV) 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TIẾP BIẾN ĐẠO BÀ LA MÔN Ở VIỆT NAM QUA TÍN NGƯỠNG VUA - THẦN CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂMPA (THẾ KỈ IV - THẾ KỈ XV) Nguyễn Thị Bằng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Đồng bào Chăm (còn gọi là người Chàm) - một trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam - là một dân tộc có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, rất đa dạng và phong phú. Trong lịch sử đời sống chính trị, văn hoá của dân tộc mình, cộng đồng cư dân Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo, họ đã biến đổi, hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa, làm nên những nét đặc sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Ở bài tham luận này, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa; sự tiếp nhận và biến đổi Bàlamôn giáo của người Chăm qua việc nghiên cứu cơ sở ra đời, nội dung, biểu hiện và ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV). Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học, phương pháp logic, phương pháp lịch sử, bài tham luận hi vọng sẽ làm sáng tỏ tính tất yếu của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc, qua đó thấy được nguồn gốc những sắc thái riêng trong đời sống tôn giáo - tín ngưỡng của bộ phận Chăm Bàlamôn hiện nay. Từ khoá: Bàlamôn giáo, tín ngưỡng Vua – Thần, Chămpa, văn hoá Ấn Độ, Chăm Bà la môn Nhận bài ngày 15.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.02.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Bằng; Email: ntbang@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia với 54 dân tộc anh em, cùng sinh tụ và phát triển trên dải đất hình chữ S. Trong đó, mỗi dân tộc mang trong mình những nét văn hoá đặc sắc góp phần tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử đời sống chính trị, văn hoá của dân tộc mình, cộng đồng cư dân Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo, họ đã biến đổi, hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa, làm nên những nét đặc sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đồng bào TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 27 Chăm đã đem văn hoá, âm nhạc và chủng tộc của mình hoà cùng vào dân tộc Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa Đạo Bàlamôn ra đời ở Ấn Độ từ những thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN. Đây là một tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama, thần Visnu và thần Siva. Đạo Bàlamôn đã được truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Với sự tiến bộ của kĩ thuật hàng hải, theo chân các thương gia trên con đường tìm kiếm vàng, sản vật địa phương và địa bàn buôn bán, những nhà truyền đạo đã từng bước truyền bá đạo Bàlamôn một cách hoà bình vào các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Một bộ phận các thương nhân và các nhà truyền giáo Ấn Độ đã ở lại khu vực này để sinh cơ lập nghiệp, có những người còn giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, nhiều bộ tộc đang diễn ra quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và hình thành xã hội tiền giai cấp, có giai cấp và nhà nước. Những thủ lĩnh này đã nhanh chóng tiếp nhận những cách thức tổ chức xã hội và chính quyền của Ấn Độ để lập nên những quốc gia riêng. Quốc gia Chămpa (trước thế kỉ VII được gọi là Lâm Ấp) ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do Khu Liên lãnh đạo (190 - 192), chống lại ách cai trị của triều đình nhà Hán ở phương Bắc. Cho đến nay, những ghi chép về việc các tăng lữ Bàlamôn Ấn Độ đến truyền đạo ở Chămpa vẫn chưa được phát hiện, song có thể khẳng định đạo Bàlamôn đến với Chămpa bằng con đường hoà bình. Những người đứng đầu chính quyền nhà nước Lâm Ấp, sau đó là Chămpa đã nhanh chóng tiếp nhận những cách thức tổ chức xã hội và chính quyền Ấn Độ để tạo dựng quốc gia riêng. Để tổ chức được một nhà nước mang tính chất vương quyền theo kiểu Ấn Độ, không thể tách rời tôn giáo, mà những tôn giáo đó đã được truyền bá đến Đông Nam Á, ở quốc gia liền kề với Chămpa là Phù Nam. Sự xuất hiện của đạo Bàlamôn ở Chămpa được phản ánh qua hệ thống các văn bia lập dưới thời cai trị của các vị vua. Vào thế kỉ IV, các văn bia bằng tiếng Phạn (tìm thấy ở Quảng Nam và Phú Yên) do vua Bhadravarman (349-361) xây dựng đền thờ đầu tiên để dâng kính thần Siva đã cho chúng ta biết về sự có mặt của đạo Bàlamôn ở đất nước này. Đó là các tấm bia Chợ Di ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bàlamôn giáo Tín ngưỡng Vua – Thần Văn hoá Ấn Độ Chăm Bà la môn Tôn giáo họcTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 415 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 314 0 0 -
Tư tưởng triết học và văn hóa Ấn Độ: Phần 1
208 trang 258 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 223 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 204 0 0 -
Tư tưởng triết học và văn hóa Ấn Độ: Phần 2
316 trang 165 0 0 -
6 trang 158 0 0
-
Luật Pháp nhân tôn giáo của Nhật Bản và giá trị tham khảo đối với Việt Nam
15 trang 141 0 0 -
Khái quát về tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Hải Phòng trước đổi mới (năm 1986)
26 trang 123 0 0 -
Giáo trình Dân tộc học, tôn giáo học: Phần 1
47 trang 113 0 0