Danh mục

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH CỤC BỘ (Kỳ 2)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.81 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2. Chẩn đoán cơn động kinh cục bộ Chẩn đoán động kinh cục bộ cũng như chẩn đoán bệnh động kinh bao gồm việc hỏi bệnh sử, khám bệnh kết hợp với các XN cận lâm sàng.2.1 Bệnh sử. Bệnh nhân có thể có các tiền triệu: tê bì đầu ngón tay, cơn giật tay, chân, ảo giác…Triệu chứng và tính chất cơn giật cũng như tần số các cơn giật trong quá khứ Các sang chấn sản khoa, chấn thương, bệnh thần kinh, bệnh nội khoa2.2 Khám bệnh. Để chẩn đoán xác định chính xác nếu người thầy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH CỤC BỘ (Kỳ 2) TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH CỤC BỘ (Kỳ 2) Bs: Lê Xuân Trung Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa 2. Chẩn đoán cơn động kinh cục bộ Chẩn đoán động kinh cục bộ cũng như chẩn đoán bệnh động kinh baogồm việc hỏi bệnh sử, khám bệnh kết hợp với các XN cận lâm sàng. 2.1 Bệnh sử. Bệnh nhân có thể có các tiền triệu: tê bì đầu ngón tay, cơn giật tay,chân, ảo giác… Triệu chứng và tính chất cơn giật cũng như tần số các cơn giật trongquá khứ Các sang chấn sản khoa, chấn thương, bệnh thần kinh, bệnh nội khoa 2.2 Khám bệnh. Để chẩn đoán xác định chính xác nếu người thầy thuốc chững kiếnđược cơn giật. Cơn giật động kinh cục bộ điển hình bao gồm các dạng sau: A. Cơn thoáng : (Auras) Là một phần của cơn động kinh xảy ra trong vài giây đến vài phútngay trước khi mất ý thức và vì thế vẫn còn nhớ sau đó. Là cảm giác khởi đầu củacơn động kinh, không phải là dấu hiệu có thể quan sát thấy, vì thế chỉ bệnh nhânbiết và nhớ lại. Ở trẻ nhỏ tỉ lệ cơn thoáng thường thấp vì trẻ có thể không có khảnăng diễn đạt bằng lời để mô tả các cảm giác báo trước một cơn động kinh. Cơn thoáng có thể biến mất khi bệnh tiến triển và khi động kinhnặng; gây mất ý thức trong cơn và lú lẫn sau cơn ngày càng trầm trọng. Trên các bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp tần suất cơn thoángdao động 22,5% - 83% (Gibbs, Janati, Ajmone – Marsan). Cơn thoáng hiện diệntrong 20% - 93% động kinh thùy thái dương, 50% - 67% động kinh thùy trán. Các loại cơn thoáng : * Cơn thoáng cảm giác thân thể (Somatosensory auras) : Cảm giác nhột nhạt khó chịu, rùng mình, tê cóng … do phóng điện ởvùng cảm giác thân thể nguyên phát của hồi hậu đỉnh đối bên. Cảm giác lạnh / ấm lan tỏa có thể do phóng điện ở mọi bất kỳ vùngcủa não. Cảm giác đau : đau nhói, rát bỏng, điện giật hoặc như chuột rútthường do phóng điện hồi hậu đỉnh đối bên hoặc thùy đỉnh lân cận. * Cơn thoáng thị giác (Visual auras) : Nhìn thấy những hình ảnh thô sơ: các vệt, tia hoặc điểm sáng, các hình ngôisao, đơn / đa sắc, tối sầm, mù … Do phóng điện ở vùng thị giác của thùy chẩm đối bên Cơn thoáng thính giác (Auditory auras): Nghe được những âm thanh đơn giản: tiếng chuông, tiếng nổ, tiếngkêu vo ve, kêu chim chíp hoặc tiếng máy chạy... Do phóng điện ở vùng vỏ não mới thùy thái dương trên và nắp tháidương. * Cơn thoáng chóng mặt (Vertiginous auras): Cảm giác chuyển động bồng bềnh, xoay tròn. Có thể do phóng điện phần sau của vỏ não mới vùng thái dương trên. * Cơn thoáng khứu giác (Olfactory auras) : Ngửi được mùi khủng khiếp: mùi trứng thối, mùi cao su cháy, mùilưu huỳnh … Tần suất cơn thoáng khứu giác khoảng 1% do phóng điện ở thùy tháidương giữa, hành khứu hoặc có thể ở vùng trán – hốc mắt. * Cơn thoáng vị giác (Gustatory auras) : Cảm nhận được các vị cay, đắng, chua, ngọt gắt. Do phóng điện ở rãnh Sylvius gần phía trên vỏ não thùy, hoặc ở thùyđỉnh hoặc ở nắp Rolando. * Cơn thoáng thượng vị (Epigastric auras) : Cảm giác khó chịu từ bụng hoặc phần dưới của ngực di chuyển lênhọng và đầu; thường có đặc điểm giống như cảm giác buồn nôn, nặng bụng, đầyhơi hoặc trống rỗng, đôi khi có thể là cảm giác đau. Do phóng điện ở vùng hạnh nhân, hải mã, vùng thái dương trướcgiữa, rãnh Sylvius, thùy đảo vùng vận động phụ, đồi thị. Thường gặp trong độngkinh thùy thái dương nhưng có thể gặp trong động kinh ở mọi thùy. * Cơn thoáng trong đầu (Cephalic auras) : Cảm giác khó chịu trong đầu như là choáng váng, bị xiết chặt, đặcnghẹt hoặc đè nén. Có thể gặp trong mọi cơn động kinh cục bộ bắt nguồn từ bất cứ vùngnào của não. * Cơn thoáng cảm xúc (Emotional auras) : Cảm giác sợ sệt với cường độ thay đổi từ lo âu nhẹ đến hoảng loạndữ dội do phóng điện ở thùy thái dương, đặc biệt các cấu trúc giữa. Cảm xúc hưng phấn, vui sướng ít gặp Cơn thoáng trầm cảm hiếm gặp * Cơn thoáng tình dục (Sexual auras) : Cảm giác cương cứng, phóng tinh. Do phóng điện vùng cảm giác cơ thể nguyên phát ở rãnh gian báncầu và có thể ở quanh rãnh Sylvius * Cơn thoáng tâm thần (Psychical auras) : Rất đa dạng và phức tạp. Do phóng điện ở vùng vỏ não mới thùy thái dương bên; cấu trúc viềnthùy thái dương giữa trước * Các cơn thoáng tâm th ...

Tài liệu được xem nhiều: