Danh mục

Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lý thuyết phương Tây

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.52 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về việc tiếp cận văn học Việt Nam từ các lý thuyết phương Tây cho thấy, trình bày việc mở cửa và phong trào đổi mới được du nhập vào Việt Nam, mặt khác của đời sống xã hội, lí luận văn học của ta hội nhập dần vào đời sống học thuật Quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lý thuyết phương TâyTIẾP CẬN VĂN HỌC VIỆT NAMTỪ CÁC LÝ THUYẾT PHƯƠNG TÂY(KINH NGHIỆM LỊCH SỬ VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG HIỆN TẠI)PGS.TS. Trịnh Bá ĐĩnhPhòng Lý luận, Viện văn họcTừ thập kỉ 80 đến nay, cùng với việc mở cửa, với phong trào Đổi mới,các lí thuyết văn học phương Tây được giới thiệu ở Việt Nam ngày càngnhiều, trong đó có những lí thuyết khác, thậm chí đối lập với lí thuyết Macxitvề văn nghệ. Nói chung, cũng như các mặt khác của đời sống xã hội, lí luậnvăn học của ta hội nhập dần vào đời sống học thuật quốc tế.Báo cáo này của tôi giới hạn sự xem xét ở văn học Việt Nam, một phạm virất nhỏ so với chủ đề của cuộc Hội thảo, hơn nữa cũng chỉ về cách đọc văn học,tức là việc sử dụng những lí thuyết văn học ra đời ở phương Tây trong hoạt độngnghiên cứu, phê bình (từ đây sẽ gọi chung là phê bình) văn học dântộc đã và nên như thế nào. Tôi cũng lưu ý nhiều hơn đến các công trình phêbình Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm tiền hiện đại được coi là linh hồncủa văn hóa ViệtNam. Lí do là vì Truyện Kiều cho đến hiện nay vẫn là bãi thửcủa những vũ khí phê bình mới, là bộ máy để kiểm tra sức khỏe những vị - khách- lí - thuyết đến từ phương Tây. Các lí thuyết lớn như phê bình phân tâm học, phêbình Macxit, cấu trúc luận, thi pháp học đều đã được vận dụng để phân tíchNguyễn Du và Truyện Kiều. Trong giới phê bình văn học Việt Nam có một địnhniệm bất thành văn như sau: Anh sẽ chưa được thừa nhận là nhà phê bình hạngnhất nếu chưa chứng tỏ khả năng trong phê bình Truyện Kiều. Ba trường hợp tôicho là tiêu biêu để phân tích và rút ra kết luận gồm các công trình Nguyễn Du vàTruyện Kiều (1941) của Nguyễn Bách Khoa, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thựccủa Nguyễn Du (1970) của Lê Đình Kỵ và Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trongtruyện Kiều (1985) của Phan Ngọc. Đây chưa hẳn chúng đã là những công trìnhxuất sắc nhất về nghiên cứu Truyện Kiều, nhưng với tôi, chúng tiêu biểu cho bagiai đoạn khác nhau của qúa trình tiếp nhận và vận dụng các lí thuyết văn họcphương Tây để đọc văn học dân tộc, cụ thể là Truyện Kiều của Nguyễn Du [1].Bây giờ tôi xin đi vào nội dung chính.1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)Phê bình văn học hiện đại Việt Nam mới có cách nay khoảng một thế kỉ, cácbài khảo cứu về thể loại văn học của Phạm Quỳnh như Khảo về tiểu thuyết, Khảovề phê bình... trên tạp chí Nam Phong (1917 -1934) ghi nhận một thời điểm chắcchắn sự có mặt của phê bình hiện đại. Có thể nói, phê bình văn học Việt Nam rađời cùng với việc đọc văn học theo lối phương Tây, là sự tiếp cận văn chương theocác lí thuyết văn học của châu Âu thế kỉ XIX. Những cái tên như G. Lanson, H.Taine, S. Beuve, Plekhanov... không xa lạ gì với các nhà phê bình văn họcViệtNam ở đầu thế kỉ XX. Lối viết lịch sử văn học kiểu G. Lanson được các tríthức tây học biết rõ ngay từ trong nhà trường, phê bình tiểu sử của S. Beuve rấtđược ưa chuộng và được thực hành qua các công trình của Lê Thước, Trần ThanhMại... Tuy nhiên người nổi bật nhất trong số những nhà phê bình vận dụng các líthuyết Phương Tây để phê bình văn học ở giai đoạn trước 1945 là Nguyễn BáchKhoa (Trương Tửu, 1913-1999). Mỗi cuốn sách chuyên khảo của ông là sự vậndụng một (hay một vài) lí thuyết phê bình phương Tây để phân tích văn học dântộc: Nguyễn Du và Truyện Kiều dùng phân tâm học của S. Freud và phê bình vănhóa - lịch sử của H. Taine, Kinh thi Việt Nam được ông phân tích theo quan điểm tâmlí cộng đồng, Tâm lí tư tưởng Nguyễn Công Trứ theo quan điểm Macxit và H. Taine...Nguyễn Bách Khoa đọc rất nhiều các nhà khoa học phương Tây và vận dụngnhiều lý thuyết vào việc phê bình, không chỉ các lí thuyết văn học mà cả những líthuyết khoa học khác: tâm lí học, thần kinh học, xã hội học... Đôi lúc số lượngtrích dẫn lời của các nhà khoa học “kinh điển” có vẻ như quá mức. Ông định danhcho lối phê bình của mình là phê bình khoa học và giải thích rõ: Đó là cách phêbình trước khi tiếp cận đối tượng đã có sẵn một hệ thống ý tưởng (tức một líthuyết). Khi nghiên cứu Nguyễn Du cũng như khi nghiên cứu bất kì một sự trạngvăn học nào cũng theo cách như vậy. Lối phê bình theo lí thuyết này đối lập vớilối phê bình truyền thống: hoặc thiên về cảm thụ chủ quan, hoặc thiên về phê bìnhphù phiếm, như cách nói của ông, tức mô tả tỉ mỉ cái khéo trong việc đặt câu dùngchữ, tả người... Trong số các lý thuyết thì ba lý thuyết sau đây để lại dấu ấn đậmnét hơn cả trong các công trình tiêu biểu của Nguyễn Bách Khoa: Thuyết chủngtộc - địa lý của H. Taine, phân tâm học của S. Freud và học thuyết của K. Marx vềphân chia giai cấp và văn học phản ánh xã hội. Học thuyết của K. Marx được vậndụng triệt để trong Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1943), hai lý thuyết kiachủ yếu được vận dụng trong công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều (1941). Lígiải Truyện Kiều theo phân tâm học Freud, Nguyễn Bách Khoa cho rằng sinh lực,2You created this PDF from ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: