Danh mục

Tiết tháo một thời - Nếp cũ: Phần 1

Số trang: 105      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (105 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiết tháo một thời là tập Tài liệu nằm trong Bộ Nếp cũ, gồm nội dung cả hai Tài liệu đã được in độc lập trước đây là Tiết tháo một thời và Tinh thần trọng nghĩa phương Đông. Qua những câu chuyện kể về cảnh, về người, về những sự việc xảy ra ở thời xưa cũ, tác giả muốn đề cao tiết tháo và nghĩa khí của người xưa, với tất cả sự kính trọng và niềm luyến tiếc. Mời các bạn cùng tham khảo phần 1 Tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiết tháo một thời - Nếp cũ: Phần 1 TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀNNhà xuất bản Trẻ xuất bản theo hợp đồng sử dụng tác phẩm 2004-2015. Tiết tháo một thời LỜI NHÀ XUẤT BẢN Như bạn đọc đã biết, nhằm gìn giữ một góc di sản văn hóacủa dân tộc, sau các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam mà Nhàxuất bản Trẻ mua quyền sử dụng trọn đời một số tác phẩmbiên khảo về lịch sử, phong tục, tập quán, văn hóa, nghi lễcủa tác giả Toan Ánh cũng được Nhà xuất bản Trẻ thực hiệnquyền khai thác, sử dụng có thời hạn theo hợp đồng đã kí từnăm 2004 gồm hơn 20 tựa sách đã được xuất bản từ trước1975 hoặc dưới dạng bản thảo viết tay mà sinh thời ông đãtận tụy gởi gắm tấm lòng của một nhà nghiên cứu ghi chépvà phổ biến lại những nếp xưa được lưu truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác. Trong số này đến nay Nhà xuất bản Trẻ đãxuất bản được 6 tựa sách trong Bộ sách Phong tục. Đầu năm2010, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục in ấn và phát hành các tựagồm: Hương nước hồn quê; Trong họ ngoài làng; Tiết tháomột thời; Trẻ em chơi. “Tiết tháo một thời” là tập sách nằm trong Bộ “Nếpcũ”, gồm nội dung cả hai cuốn sách đã được in độc lậptrước đây là Tiết tháo một thời và Tinh thần trọng nghĩaphương Đông. Qua những câu chuyện kể về cảnh, về người, 5 Toan Ánh về những sự việc xảy ra ở thời xưa cũ, tác giả muốn đề cao tiết tháo và nghĩa khí của người xưa, với tất cả sự kính trọng và niềm luyến tiếc: “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?”6 Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ...? VŨ ĐÌNH LIÊN Toan Ánh NGƯỜI VÀ CẢNH Người là mấy cụ Cử, cụ Đồ, chán đời tranh cạnh, quanh năm sống với rượu với thơ, với quân cờ, với chồng sách cũ, với những vế câu đối đầy chua chát, mỉa mai, với những áng văn phong phú thanh cao đầy thi vị. Người còn là những nhà võ thuật đã gác kiếm cung để sống an nhàn vì không muốn đem bán rẻ tài ba, phụng sự cho áo cơm mà quên đại nghĩa. Đôi khi những nhà võ thuật ấy nhớ lại một đường gươm cùng dăm ba bạn hữu, cùng đồng ý kiến, cùng xứng tài năng, dưới trăng thanh đi lại vài đường kiếm, rồi cùng nhau hoặc chép miệng thở dài cho thời thế, hoặc ngạo mạn cười đời coi vũ trụ nhỏ không bằng chén rượu sủi tăm. Những văn nhân, những võ tướng ấy có người chỉ uống rượu để mà say, say đảo điên, say túy lúy, nhưng muốn tỉnh lúc nào thì vẫn tỉnh; có người chỉ quên đời bằng chồng sách, gặp vài trang xứng ý lại ngâm nga có khi thâu đêm suốt sáng, có người lại chỉ thích ngao du hết nơi này qua nơi khác, để gặp lại bạn đồng thời, đồng thanh, đồng khí để uống một chén rượu, để ăn một bữa cơm, để nói một câu chuyện, để rồi lại đi tìm người bạn khác, lại uống rượu, lại ăn cơm, lại nói vài câu chuyện tâm đầu; có người chỉ mải mê gõ đầu vài đứa trẻ10 Tiết tháo một thờituy biết ngày một ngày hai, rồi những đứa trẻ này cũng sẽ từbỏ giấy bản bút lông để theo đòi chữ Pháp; có người khôngbao giờ vui, ít cười, ít nói, chỉ thở dài chép miệng, kẻ tầmthường không ai hiểu căn cớ vì đâu; có người cười không biếtmỏi, thấy chuyện cười mà cười, thấy chuyện thảm cũng cười.Mỗi người mỗi nết, mỗi nết mỗi lạ, mỗi lạ mỗi khác thường. Còn cảnh? Ấy là những gian nhà lá xiêu vẹo, ấy là nhữngnơi chùa cổ, ấy là những âm thanh vắng. Phải cảnh ấy mớihợp cùng người ấy. Người ấy giá có lạc lõng ra nơi phồn hoa đô hội, chắc hẳnngười đời phải cho là kỳ quan. Cảnh ấy giá đem đặt một người đang mải ganh đua, mangnặng mộng công hầu và chắc hẳn người đó phải tự cho mìnhlạc đến cõi hoang vu. Cảnh phải xứng người cũng như người cần hợp cảnh mớingạo mạn nổi thế nhân! Ai biết cho thì biết! Ai không biếtmuốn bảo là ngông là cuồng cũng được! 11 Toan Ánh NHỮNG ĐÔI CÂU ĐỐI Hồi Tôn Dật Tiên chết, nhà chí sĩ Phan Bội Châu có đôi câu đối viếng: “Bắc dĩ loạn nhi trị, Nam dĩ trị nhi vong, anh hùng trường hận. “Ngã đương tử tắc tồn, quân đương tồn tắc một, tạo hóa hà tâm. Trung Quốc loạn mà bình, Việt Nam bình mà mất, hận anh hùng bao nguôi được. Tôi đáng chết mà còn, Ngài đáng còn mà mất, lòng tạo hóa nỡ sao đang. Đôi câu đối ấy cũng như biết bao đôi câu đối khác đã làm rung động biết bao tấm lòng yêu nước. Nghĩ mình muốn nói, nói chẳng nên lời, muốn viết, viết không ra chữ, nay bỗng đọc được những dòng đầy cảm khái, những dòng ấy nói hộ mình, viết hộ mình thử hỏi con người trí thức ai là không xúc động? Thì cụ đồ Hải người làng Xuân Mỹ cũng như trăm nghìn bậc lão nho khác đã lấy làm hả d ...

Tài liệu được xem nhiều: