Trên cơ sở phân tích quan niệm về giờ học trên lớp của sinh viên
đại học, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến giờ học trên lớp của sinh viên, bài báo đề xuất tiêu chí đánh giá giờ học cho sinh viên đại học làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chí đánh giá giờ học trên lớp của sinh viên đại học
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 48-57
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0027
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIỜ HỌC TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Nguyễn Hoàng Đoan Huy
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Các trường đại học hiện nay phần lớn đều đang thực hiện chuyển hình thức đào
tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, hoạt động học tập của sinh viên trên
lớp theo đó cũng có nhiều thay đổi và cùng với nó, việc đánh giá giờ học của sinh viên nói
riêng và đánh giá hoạt động học tập trên lớp của sinh viên nói chung cũng đang là vấn đề
cần quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích quan niệm về giờ học trên lớp của sinh viên
đại học, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến giờ học trên lớp của sinh
viên, bài báo đề xuất tiêu chí đánh giá giờ học cho sinh viên đại học làm cơ sở cho việc
nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học.
Từ khóa: Đánh giá, hoạt động học, giờ học, tiêu chí đánh giá, hoạt động học của sinh viên,
giờ học của sinh viên.
1.
Mở đầu
Đánh giá quá trình dạy học nói chung và đánh giá hoạt động học tập của sinh viên trong
giờ học trên lớp nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
đại học. Theo tiếp cận hiện đại, trong các công trình nghiên cứu đã và đang được thực hiện trên
thế giới, các nhà giáo dục học nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên trên lớp theo tiếp
cận “sự gắn kết của sinh viên vào hoạt động học” (student engagement in classroom). Ở đây, hoạt
động học của sinh viên, hay nói cách khác là sự gắn kết học tập của sinh viên được định nghĩa là
“sự tham gia vào hoạt động giáo dục, ở cả trong và ngoài lớp học, nhằm đạt được những kết quả
có thể đo lường được” (Kuh và cộng sự 2007), và là “mức độ sinh viên tham gia vào các hoạt động
giáo dục được kết nối với những kết quả học tập có chất lượng cao” (Krause và Coates 2008), hay
là “hiệu quả của những nổ lực bản thân sinh viên cống hiến cho các hoạt động giáo dục nhằm góp
phần trực tiếp tạo ra các kết quả họ mong đợi” (Hu và Kuh 2001).
Một thực tế mà các nghiên cứu của Giáo dục học đã cho thấy, thông thường những tri thức
mà sinh viên học được không phải tất cả đều như giáo viên đã dạy. Do đó, giảng viên cũng như
các nhà giáo dục cần tìm kiếm cách thức hiệu quả để thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên. Để
làm được điều đó, nhà giáo dục cần có một công cụ để đánh giá hoạt động học tập của sinh viên
nói chung và giờ học trên lớp của họ nói riêng. Các tác giả Thomas A. Angelo và K. Patricia Cross
đã biên soạn một cuốn sách mang tên là Các kĩ thuật đánh giá hoạt động trong lớp học: Hướng
dẫn dành cho giảng viên đại học, đã trình bày những chiến lược mà giảng viên có thể sử dụng một
cách hiệu quả để giải quyết tốt các câu hỏi hóc búa rằng “Sinh viên của chúng ta đang học những
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018
Liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy, e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com
48
Tiêu chí đánh giá giờ học trên lớp của sinh viên đại học
gì?” và kéo theo đó là “Chúng ta cần dạy như thế nào cho hiệu quả?” Hiện nay, ở các trường đại
học trên thế giới, việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá giờ Dạy đã được nghiên cứu và đưa vào
sử dụng.
Tương tự như vậy, ở Việt Nam, một số trường học ở Việt Nam trong đó phần lớn là các
trường phổ thông được sự khuyến khích của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào sử dụng những
phiếu đánh giá giờ Dạy của giáo viên. Đó là kết quả của rất nhiều công trình nghiên cứu xây dựng
tiêu chí đánh giá giờ Dạy của rất nhiều nhà Giáo dục. Theo đó, mảng đề tài về tính tích cực học
tập được nghiên cứu trên nhiều đối tượng bao gồm sinh viên đại học. Trên bình diện chung, tính
tích cực học tập được nhìn nhận dưới góc độ là phẩm chất nhân cách của người sinh viên, thể hiện
ý thức tự giác của họ về mục đích của hoạt động học tập, thông qua đó sinh viên huy động ở mức
cao các chức năng tâm lí nhằm tổ chức và thực hiện hoạt động học tập có hiệu quả (Đỗ Thị Coong
2003, Lê Thị Xuân Liên 2007, Phạm Văn Tuân 2011).
Song, với mục đích nâng cao chất lượng cho quá trình dạy học, bên cạnh việc quan tâm đến
hoạt động giảng dạy, người học với hoạt động học tập là vấn đề quan trọng hơn hết, đặc biệt là ở
bậc đại học. Theo đó, nắm được thực trạng hoạt động của sinh viên trong giờ lên lớp sẽ giúp cho
nhà nghiên cứu cũng như giảng viên có được cơ sở thực tiễn để sử dụng, điều chỉnh những tác
động giáo dục có hiệu quả hơn.
2.
2.1.
Nội dung nghiên cứu
Quan niệm về giờ học trên lớp của sinh viên
Theo từ điển wikipedia, “giờ học” (school period) là một khoảng thời gian được phân bổ
cho các đơn vị bài học, lớp học hoặc các hoạt động khác trong nhà trường, thông thường kéo dài
từ 40 – 60 phút, với khoảng từ 3 – 8 tiết trong một ngày; đặc biệt, ở bậc đại học, khoảng thời gian
này có thể dài hơn và nhà giáo dục có thể xác định số lượn ...