Danh mục

Tiêu chuẩn đối với hòa giải viên theo Luật hòa giải đối thoại tòa án năm 2020

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 733.36 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm mục đích xem xét các khả năng và hạn chế của hòa giải viên trong thực hiện công tác hoà giải theo Luật hoà giải đối thoại toà án năm 2020 thông qua việc bình luận, phân tích luật và so sánh với thực tiễn công tác hoà giải của một số quốc gia trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiêu chuẩn đối với hòa giải viên theo Luật hòa giải đối thoại tòa án năm 2020 TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI HOÀ GIẢI VIÊN THEO LUẬT HOÀ GIẢI ĐỐI THOẠI TOÀ ÁN NĂM 2020 Nguyễn Thị Thuý Hằng Hồ Minh Thành TÓM TẮT: Hòa giải tại Tòa án là hoạt động do Hòa giải viên tiến hành trướckhi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuậngiải quyết vụ việc dân sự theo quy định. Để hoàn thành tốt hoạt động này, hoà giảiviên đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, tiêu chuẩn đối với hoà giải viên làmột vấn đề được tranh luận sôi nổi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc giatrên thế giới. Bài viết này nhằm mục đích xem xét các khả năng và hạn chế của hòagiải viên trong thực hiện công tác hoà giải theo Luật hoà giải đối thoại toà án năm2020 thông qua việc bình luận, phân tích luật và so sánh với thực tiễn công tác hoàgiải của một số quốc gia trên thế giới. Từ khóa: hoà giải; hoà giải viên; tiêu chuẩn; trợ giúp pháp lý Đặt vấn đề Cùng với xu thế phát triển của xã hội, các tranh chấp dân sự, hành chính trongđời sống ngày càng có chiều hướng gia tăng về cả số lượng và tính chất phức tạp. Khiviệc sử dụng hòa giải bùng nổ phổ biến, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ hòa giải đãtrở thành một thách thức ngày càng rõ ràng. Hành vi của hòa giải viên trước hoặc saukhi hòa giải là những hoạt động quan trọng cho việc hoà giải giữa các bên tranh chấp.Trước khi hòa giải, một hòa giải viên cung cấp thông tin để các bên lựa chọn. Sau khihòa giải, một hòa giải viên vi phạm bảo mật có thể phải đối mặt với trách nhiệm pháplý. Do đó, tiêu chuẩn đối với hoà giải viên là một vấn đề được tranh luận sôi nổikhông chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. TS., GV Khoa Luật dân sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: hangntt@hul.edu.vn ThS., GV Khoa Luật dân sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: thanhhm@hul.edu.vn 123 Tại Việt Nam, ngày 16/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thôngqua Luật hòa giải, đối thoại, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Sự ra đời của LuậtHGĐT được đánh giá sẽ từng bước giảm tải được áp lực công việc cho các cơ quanTư pháp, là con đường giải quyết văn minh, thuận tiện hơn cho các bên tham gia. Tuynhiên, dựa vào thực tiễn thi hành công tác hoà giải tại một số nước trên thế giới, nhiềuvấn đề liên quan đến tiêu chuẩn của hoà giải viên tạo ra các vướng mắc trong quátrình thực hiện. Chính vì vậy, bài viết này nhằm mục đích xem xét các khả năng vàhạn chế của hòa giải viên trong thực hiện công tác hoà giải theo Luật hoà giải đốithoại toà án năm 2020 thông qua việc bình luận, phân tích luật và so sánh với thựctiễn công tác hoà giải của một số quốc gia trên thế giới.1. Hoà giải theo quy định của pháp luật Việt Nam Hòa giải là phương thức để các bên tự nguyện thương lượng với nhau dưới sựhướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện của bên thứ ba trung gian để đạt được thỏa thuận vàgiải quyết tranh chấp. Có nhiều hình thức hòa giải khác nhau và thường được chiathành hai loại là hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng. Hòa giải trong tốtụng là hòa giải do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình giải quyết vụviệc theo thẩm quyền và tuân theo thủ tục tố tụng. Còn hòa giải ngoài tố tụng là hòagiải là hòa giải do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tiến hành và không tuân theothủ tục tố tụng, trong đó phổ biến nhất là hòa giải ở cơ sở và mới xuất hiện gần đây cóthêm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thực hiện theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa ánnăm 2020. Theo đó, hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải ngoài tố tụng do Hòagiải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên thamgia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự.11.1. Về tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm làm hoà giải viên tại toà án Luật hòa giải và đối thoại tại Toà án 2020 của Việt Nam quy định hòa giải viêntại toà án là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệmđể tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương1 Khoản 2 điều 2 luật hoà giải tại toà án 2020 124mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dânsự) và đối thoại khiếu kiện hành chính.2 Quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm làm hoà giải viên đượcluật hoà giải tại toà án đưa ra tại chương 2 Luật hoà giải và đối thoại tại Toà án. Theođó, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiếnpháp Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gươngmẫu trong việc chấp hành ph ...

Tài liệu được xem nhiều: