Thông tin tài liệu:
Theo hội Tiểu không kiểm soát quốc tế, tiểu không kiểm soát (TKKS), về phương diện vệ sinh và xã hội, là nước tiểu thoát ra ngoài không tự chủ mà người bệnh không thể chấp nhận được. Theo định nghĩa này, tuy không xem xét số lượng nước tiểu và số lần TKKS, nhưng phải chú ý đến chính hiện tượng thoát nước tiểu không tự chủ và cả chất lượng cuộc sống do rối loạn này gây ra. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu không kiểm soát Tiểu không kiểm soátSINH LÝ BỆNHTheo hội Tiểu không kiểm soát quốc tế, tiểu không kiểm soát (TKKS), về ph ươngdiện vệ sinh và xã hội, là nước tiểu thoát ra ngoài không tự chủ mà người bệnhkhông thể chấp nhận được. Theo định nghĩa này, tuy không xem xét số lượngnước tiểu và số lần TKKS, nhưng phải chú ý đến chính hiện tượng thoát nước tiểukhông tự chủ và cả chất lượng cuộc sống do rối loạn này gây ra.Tiểu không kiểm soát có thể là một triệu chứng (bệnh nhân khai), một dấu hiệu(phát hiện một cách khách quan khi thăm khám) hay một tình huống (chứng minhbằng niệu động học). Thường gặp nhất là tiểu không kiểm soát qua niệu đạo; khinước tiểu thoát ra ngoài qua một lỗ khác với miệng niệu đạo thì gọi là tiểu khôngkiểm soát ngoài niệu đạo (extraurethral incontinence).Tiểu không kiểm soát không những ảnh hưởng tai hại đối với cá nhân mà còn gâyra những hậu quả về mặt kinh tế, xã hội. Một trong các nghiên cứu được thực hiệngần đây nhất bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở California đã cho thấy, chỉ trongnăm 1995, ở Hoa kỳ, tiểu không kiểm soát đã chi tiêu khoảng 31 tỷ USD.Sinh lý bệnh của hệ bàng quang–cơ thắt gồm hai giai đoạn: đổ đầy (tự chủ) và đitiểu (tống xuất): tiểu không kiểm soát liên quan đến giai đoạn đổ đầy.Để bảo đảm sự tự chủ, trong mọi lúc và mọi tình huống, áp lực trong niệu đạo phảilớn hơn áp lực trong bàng quang. Tiểu không kiểm soát sẽ xuất hiện khi sự t ươngquan áp lực này bị đảo ngược, có nghĩa là khi áp lực trong bàng quang lớn hơn áplực trong niệu đạo.CÁC LOẠI TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁTTiểu không kiểm soát ngoài niệu đạoĐây là loại tiểu không kiểm soát liên tục, thường xuyên, không kèm theo một cảmgiác muốn đi tiểu hay một gắng sức thể lực vật lý nào mà nguyên nhân có thể là cómột sự rò rỉ nước tiểu qua một đường bất thường giữa hệ niệu và môi trường bênngoài. Thể này là tiểu không kiểm soát toàn thể, liên tục, thường xuyên, hay tiểukhông kiểm soát ngoài niệu đạo. Tiểu không kiểm soát ngoài niệu đạo thấy trongcác trường hợp dò niệu (như dò bàng quang hay niệu quản vào âm đạo) do biếnchứng của các phẫu thuật phụ khoa hay do niệu quản cắm lạc chỗ (đôi khi thấy ởtrẻ gái).Tiểu không kiểm soát qua niệu đạoTiểu không kiểm soát qua niệu đạo rất thường gặp, khác với thể ở trên, trongtrường hợp này, nước tiểu chảy ra từ lỗ niệu đạo một cách không tự chủ. Tiểukhông kiểm soát qua niệu đạo được chia làm nhiều loại khác nhau theo bảng dướiđây:Phân loại các tiểu không kiểm soát qua niệu đạo Tiểu không kiểm soát khi gắng sức. º Yếu hệ thống chống đỡ.º Khiếm khuyết nội tại cơ thắt. Tiểu không kiểm soát do bàng quang tăng hoạt. Tiểu không kiểm soát hỗn hợp. Tiểu không kiểm soát do tràn đầy. Các thể khác: º Tiểu dầmº Tiểu không kiểm soát chức năng.º Tiểu không kiểm soát sau đi tiểu.Tiểu không kiểm soát khi gắng sứcTiểu không kiểm soát xảy ra khi có một gắng sức thể lực (ho, ợ hơi, vận động thểlực, thay đổi tư thế …). Gắng sức thường kèm theo gia tăng áp lực trong bụngkhiến áp lực trong bàng quang vượt lớn hơn kháng lực niệu đạo. Có hai yếu tố giảithích hiện tượng này: yếu hệ thống chống đỡ ở niệu đạo và khiếm khuyết nội tạicơ thắt.Yếu hệ thống chống đỡTheo lý thuyết “võng” (hamac), tiểu không kiểm soát xảy ra do áp lực trong bụngkhông được truyền một cách thích hợp xuống đoạn niệu đạo gần, nguy ên nhân chủyếu là do yếu các cấu trúc cơ, cân cơ và dây chằng giữ nhiệm vụ chống đỡ đáybàng quang và niệu đạo. Các cấu trúc này được cấu tạo chủ yếu bởi cơ nâng hậumôn và cân cơ đáy chậu (gắn vào cân cơ nâng hậu môn). Khi các cấu trúc này cònvững chắc, chúng sẽ đối kháng lại sự tăng áp lực trong ổ bụng giúp cho niệu đạobị áp sát vào hệ chống đỡ vững chắc ngay ở phía sau. Khi hệ thống này bị yếu sẽtạo một vùng thoát vị biểu hiện bằng sự lỏng lẻo ở mặt trước âm đạo và gây sabàng quang – niệu đạo. Quan sát của Mostwin và cộng sự bổ túc thêm cho các lýthuyết này. Dùng cộng hưởng từ (MRI) các tác giả này đã chứng minh là nơi phụnữ bị tiểu không kiểm soát, vào lúc gắng sức thể lực, thành sau niệu đạo gần táchxa khỏi thành trước (được giữ yên vị trí nhờ dây chằng mu – niệu đạo). Như vậy,suốt trong lúc gắng sức, thành sau di chuyển nhiều hơn thành trước làm niệu đạomở ra có dạng hình phễu và gây tiểu không kiểm soát.Cần nhớ là trong số các cơ chế sinh bệnh học gây tiểu không kiểm soát khi gắngsức, các tổn thương thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến sàn chậu. Người ta đãghi nhận được những điện thế hoạt động của hệ cơ tầng sinh môn đã bị cắt các dâythần kinh chi phối ở phụ nữ bị tiểu không kiểm soát khi gắng sức, khi so sánh vớinhững phụ nữ cùng lứa tuổi, cùng số lượng con nhưng tự chủ đi tiểu. Người tacũng đã chứng minh thời gian tiềm ẩn dọc theo dây thần kinh thẹn ở phụ nữ bị tiểukhông kiểm soát kéo dài so với các phụ nữ tự chủ đi tiểu. ...