Danh mục

Tiểu luận: An ninh châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau hơn thập kỷ, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình vận động của QHQT tại châu Á-TBD đã tạo ra một môi trường an ninh khá đặc biệt: Ổn định trong lo lắng.Tính ổn định Nhận định trên được hầu hết các học giả trong khu vực đồng tình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: An ninh châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI Tiểu luậnAn ninh châu Á-Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI 1Tại sao các cơ chế an ninh đa phương khu vực chưa có hiệu quả như mong đợi??? I. Thực trạng môi trường an ninh khu vựcSau hơn thập kỷ, kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình vận động củaQHQT tại châu Á-TBD đã tạo ra một môi trường an ninh khá đặc biệt: Ổn địnhtrong lo lắng. 1. Tính ổn địnhNhận định trên được hầu hết các học giả trong khu vực đồng tình. Sự điều chỉnhchính sách của các nước theo hướng “mở cửa”, tăng cường đối thoại, hợp tác đãtạo nên sự ổn định tương đối cho khu vực. Điều này thể hiện trên một số phươngdiện sau:  Quan hệ giữa các nước lớn dần đi vào ổn định và tạo ra sự “cân bằng quyền lực” tương đối  Những vấn đề gai góc nhất của khu vực đã được giải quyết như: vấn đề Cămpuchia, quan hệ Việt-Mỹ, quan hệ Việt-Trung, quan hệ Đông Dương, biên giới Nga-Trung, Việt-Trung, Việt-Cămpuchia, Trung Ấn …  Hầu hết những vấn đề có tính xung đột cao mà chưa thể giải quyết như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan hay tranh chấp trên Biển Đông thì dường như đều bị khoanh vùng khó có thể lan rộng  Đối thoại thực sự trở thành một thói quen hành xử của các nước trong khu vực khi xử lý các vấn đề quốc tế  Hợp tác kinh tế sâu rộng đã tạo ra cơ sở vật chất cho các hợp tác an ninh trên nhiều cấp độVề cấp độ vĩ mô, một bầu không khí hòa bình, đối thoại, hợp tác chiếm ưu thếtrong suốt thập kỷ qua. 2. Những bất trắcKhu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ bắt đầu trở nên bất ổn hơn dựđoán, điều này có thể thấy qua một số vấn đề sau:  Trong quan hệ giữa các nước lớn, mô hình “Đối tác chiến lược” đã không thể loại trừ được những xung đột, tuy ở cấp độ thấp, khiến cho an ninh khu vực luôn ẩn chứa sự bấp bênh  Các điểm nóng tuy không dữ dội, xong thỉnh thoảng vẫn bùng phát, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên  Các nguy cơ phi truyền thống xuất hiện với tần xuất ngày càng cao, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh và khủng bố quốc tế  Cạnh tranh kinh tế-thương mại ngày một gia tăng cũng khiến cho quan hệ an ninh trở nên phức tạp 2  Xét cho cùng, khu vực chưa thực sự có một thiết chế rõ ràng có đủ năng lực giải quyết những nguy cơ an ninh, đặc biệt là những nguy cơ phi truyền thống 3. Các cơ chế an ninh đa phươngTừ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đứng trước rất nhiều những nguy cơ an ninh(truyền thống và phi truyền thống), các nhà lãnh đạo của các quốc gia trong khuvực đã có sự thay đổi lớn trong tư duy an ninh. An ninh toàn diện và An ninh hợptác dần chiếm ưu thế trong quá trình định hình chính sách an ninh của các nướctrong khu vực. Kết quả cuối cùng là sự ra đời một số các cơ chế đa phương, với sốlượng thành viên đông hơn nhiều so với các cơ chế trong chiến tranh lạnh. Chúngta có thể phân ra hai loại: Chuyên trách và không chuyên trách  ARF - Cơ chế chuyên trách tiêu biểu và duy nhất. Diễn đàn an ninh ASEAN ra đời năm 1994. Tính đến 2007, ARF đã có 12 cuộc họp. Theo lịch trình đặt ra, các thành viên của ARF đang cùng một lúc thực hiện 2 hoạt động: Xây dựng lòng tin (CBM) và Ngoại giao phòng ngừa (DP). ARF thực sự là một diễn đàn cần thiết để các nước trong và ngoài khu vực trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh. ARF đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa các đối thủ trong chiến tranh lạnh, trong việc giải quyết các tranh chấp biên giới, lãnh thổ. Tuy nhiên, ARF đã tỏ ra không đủ năng lực, hoặc phản ứng quá chậm trước các vấn đề an ninh đòi hỏi phải nhanh nhạy, đặc biệt là những vấn đề an ninh phi truyền thống. Đứng trước thực trạng như vậy, thậm chí, một số chính khách còn đặt ra câu hỏi về số phận của ARF. Sau hơn 10 năm tồn tại, ARF đang phải đối mặt với ít nhất 2 câu hỏi: i/ Tiếp tục tồn tại hay không (to be or not to be)?; ii/ Nếu tiếp tục tồn tại, ARF đã đến lúc phải thể chế hóa chưa?  APEC – Cơ chế không chuyên trách tiêu biểu. Ra đời năm 1989, APEC thuần túy là diễn đàn hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, có lẽ do số lượng thành viên quá lớn, cũng như đứng trước nhiều vấn đề an ninh là hệ quả tương tác của các vấn đề an ninh quân sự thuần túy với các vấn đề kinh tế, tiêu biểu như vấn đề khủng bố quốc tế hay đói nghèo, APEC dần can dự vào các vấn đề an ninh khu vực (như chống khủng bố quốc tế luôn có trong chương trình nghị sự của APEC kể từ sau năm 2003). Nhưng có lẽ do đây là một tổ chức kinh tế thuần túy nên những quyết định của APEC về an ninh, đương nhiên, có những hạn chế nhất định.  ASEAN + 1, ASEAN + 3, Thượng Hải 5 (SCO-na ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: