Danh mục

Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1991

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.54 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mối quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc được hình thành từ xa xưa, trải qua hàng ngàn năm tồn tại, có lúc thăng, lúc trầm. Thời kỳ phong kiến, có giai đoạn Việt Nam là quốc gia độc lập bên cạnh Trung Quốc, lại có lúc Việt Nam là thuộc địa, nằm dưới sự cai trị của những vương triều hùng mạnh Trung Hoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1991Trần Minh Ngân _ A33 _ Chính sách Đối ngoại Việt Nam HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Tiểu luậnBÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT – TRUNG 1991 (Nỗ lực từ phía Việt Nam) Sinh viên thực hiện: Trần Minh Ngân _ A33 Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Vũ Tùng Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009 -1-Trần Minh Ngân _ A33 _ Chính sách Đối ngoại Việt Nam MỤC LỤCTÓM TẮT BÀI VIẾT……………………………………………………………...2PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………....3PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………………....4 I. Hoàn cảnh lịch sử…………………………………………………………...4 1. Tình hình thế giới và khu vực………………………………………….4 2. Tình hình trong nước…………………………………………………...5 a. Hoàn cảnh đất nước trước đổi mới…………………………………….5 a. Công cuộc đổi mới……………….………………………………….…...5 II. Nỗ lực từ phía Việt Nam……………………………………………………7 1. Cải thiện quan hệ với Trung Quốc…………………………………….7 a. Quan hệ ấm dần lên với riêng Trung Quốc……………………………7 b. Thay đổi tư duy trong quan hệ với nhiều quốc gia có liên quan……...8 2. Rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Lào và Campuchia ……..……10 III. Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc……….11 IV. Những thành tựu đạt được sau bình thường hóa quan hệ…………….12PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………..15DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...16 -2-Trần Minh Ngân _ A33 _ Chính sách Đối ngoại Việt Nam TÓM TẮT BÀI VIẾT Bài viết của tôi được chia ra làm 4 phần: Phần I sẽ phân tích bối cảnh lịch sửtrên thế giới nói chung và trong nước nói riêng tác động đến thái độ của Việt Namtrong quan hệ với Trung Hoa; Phần II làm rõ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xóabỏ rào cản bình thường hóa quan hệ hai nước; Phần III khái quát tiến trình bìnhthường hóa quan hệ Việt – Trung và Phần cuối điểm qua những thành tựu đạt đượcsau khi quan hệ song phương tốt đẹp trở lại. Trong phần I, tôi tập trung vào tình hình thế giới, khu vực, xu thế đa dạnghóa quan hệ đối ngoại, tăng cường ngoại giao đa phương do nhu cầu đẩy mạnh giaolưu kinh tế, hợp tác tập thể và tình hình nước nhà với nhiều khó khăn từ sau chiếnthắng màu xuân năm 1975 đến trước đổi mới 1986. Sang phần II, bài viết sẽ làm rõ 2 ý trọng tâm: (1) Việc Việt Nam thay đổichính sách đối ngoại với Trung Quốc; (2) Việt Nam nhanh chóng rút quân khỏiCampuchia và Lào. Đặc biệt, ý (1) được cụ thể bởi Chính sách cải thiện quan hệ vớiTrung Quốc của Việt Nam sau đổi mới và Chính sách với các nước, nhóm nước cóliên quan (Mỹ, ASEAN, Liên Xô và Đông Âu). Phần III, tôi khái quát quá trình đàm phán nhằm đi đến bình thường hóa quanhệ với Trung Quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam với những dấu mốc cơ bảnnhất. Phần IV, cũng là phần cuối cùng trong nội dung chính của tiểu luận, tôidành để điểm qua những thành tựu đáng ghi nhận trong mối quan hệ với Trung Hoatrong giai đoạn mới – giai đoạn sau bình thường hóa quan hệ. Xuất phát từ hạn chế về mặt kiến thức, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu nênnội dung tiểu luận không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô đưara nhiều nhận xét giúp hoàn thiện bài viết này. -3-Trần Minh Ngân _ A33 _ Chính sách Đối ngoại Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦUMối quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc được hình thành từ xa xưa, trải quahàng ngàn năm tồn tại, có lúc thăng, lúc trầm. Thời kỳ phong kiến, có giai đoạnViệt Nam là quốc gia độc lập bên cạnh Trung Quốc, lại có lúc Việt Nam là thuộcđịa, nằm dưới sự cai trị của những vương triều hùng mạnh Trung Hoa. Trong côngcuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc thời hiện đại, Trung Quốc trở thành người bạn, ngườiđồng chí lớn của Việt Nam. Đảng, chính phủ, nhân dân Trung Quốc ủng hộ ViệtNam nhiệt tình về cả vật chất và tình thần giúp nhân dân Việt Nam chiến thắng haikẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau khi Việt Nam giành độc lập,thống nhất đất nước, bắt tay vào công cuộc hàn gắn những vết thương chiến tranh,xây dựng lại đất nước song song với nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng vừa đạtđược, hướng lên chủ nghĩa xã hội, đáng lẽ, đây phải là giai đoạn thích hợp để hainước mở ra trang mới tốt đẹp hơn trong quan hệ Việt – Trung, song do những hiểulầm và hạn chế từ cả hai phía, quan hệ hai nước bước vào giai đoạn căng thẳng,thậm chí có xung đột nóng ở khu vực biên giới mà đỉnh cao là chiến tranh Biên giớiVi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: