Danh mục

Tiểu luận: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các biện pháp để sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.93 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các biện pháp để sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp có nội dung chính sau: Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó đưa ra các biện pháp để sử dụng có hiệu quả vốn lưu động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các biện pháp để sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp TIỂU LUẬN: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sửdụng vốn lưu động và các biện phápđể sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp Lời mở đầu ở nước ta trong một thời gian dài nền kinh tế chỉ tồn tại hai thành phần là kinhtế quốc doanh và kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế khác là đối tượng cải tạo xãhội chủ nghĩa. Cũng từ đó trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp xây dựng, vận tải,thương nghiệp, dịch vụ, kinh tế quốc dân đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhưng haithành phần kinh tế này ngày càng tỏ ra kém hiệu quả và sự yếu kém của nó là mộttrong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế trì trệ, Nhận ra sự không hợp quy luậtcủa nền kinh tế chỉ duy trì chế độ sở hữu nhà nước và tập thể về tư liệu sản xuấttrong các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực lưu thông. Đại hội đảng lần 6 (1986) đã cóquyết sách chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,nghĩa là khẳng định nền kinh tế nước ta cần hình thành cơ cấu đa sở hữu. Với nhiều thành phần kinh tế như vậy, mỗi thành phần có một vị trí vai tròriêng cuả nó. Tuy nhiên với thực trạng hiện nay trang thiết bị lạc hậu, trình độ quảnlí chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp khôngthể giữ và làm tốt vai trò của mình. Khó khăn cộng với sự bất cập của các cơ chếchính sách quản lí đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp còncần phải có những thay đổi phù hợp. Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồngthời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp (DN) tồn tại, phát triển và đứng vững trongcơ chế thị trường. Điều này đã chính là những cơ hội và thách thức cho các DN trongquá trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn mới mẻnhưng lại luôn đặt ra cho các DN trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Với ý nghĩa đó tôi xin chọn đề tài: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các biện pháp để sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp chương i Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpi. Quan niệm chung về vốn1. Khái niệm về vốn Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải cómột lượng vốn nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết,có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. Với vai tròvà tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu phải bắt đầu từ việc làm rõ khái niệmcơ bản của vốn sản xuất kinh doanh của DN. Theo quan điểm của Marx, vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầuvào của quá trình sản xuất. Tuy định nghĩa của Marx mang một tầm khái quát lớnnhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã quanniệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Paul. A, Samuelson, nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển đã thừakế quan niệm về yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tốđầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là đất đai,lao động và vốn.Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sảnxuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xúât của một DN, đó là máy móc, trang thiếtbị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ... Trong quan niệm về vốn của mìnhSamuelson không đề cập đến các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá có thểchuyển đổi đem lại lợi nhuận cho DN, ông đã đồng nhất vốn với tài sản cố định củaDN. Trong cuốn kinh tế học của David Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa: Vốnhiện vật và vốn tài chính của DN. Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được tiếptục vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sảnxuất ra các hàng hoá khác, vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của DN. Nhưvậy, DavidBegg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa vốn của Samuelson. Nhìn chung, vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất vàtài sản tài chính được các cá nhân, các tổ chức, các DN bỏ ra để tiến hành sản xuấtkinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.Vốn là một đầu vào của quá trìnhsản xuất kinh doanh, các tác giả đã thống nhất vốn với tài sản của DN. Vốn và tàisản là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồn gốc sản xuất mà DN huyđộng vào quá trình sản xuất và kinh doanh của mình,2. Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, có thể chia vốn sản xuất kinh doanh của DN thành hai bộ phận: Vốn cố định và vốn lưu động. (Theo như đề tài đã chọn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: