Tiểu luận: Chính sách thương mại của Hoa Kỳ
Số trang: 34
Loại file: pdf
Dung lượng: 385.02 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng, suy thoái nghiêm trọng. Sự kỳ vọng về chính sách tự do thương mại của Mỹ không thành. Kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là một nhân tố quan trọng khiến cho chính quyền Mỹ phải có những thay đổi trong chính sách thương mại của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Chính sách thương mại của Hoa Kỳ MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHỦ ĐỀ: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI HOA KỲ PHẦN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHẢN BIỆN A. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VỚI EU I. Câu hỏi của nhóm phản biện 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Mỹ - EU như thế nào ? Trả lời: Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng, suy thoái nghiêm trọng. Sự kỳ vọng về chính sách tự do thương mại của Mỹ không thành. Kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là một nhân tố quan trọng khiến cho chính quyền Mỹ phải có những thay đổi trong chính sách thương mại của mình. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, bảo vệ nền kinh tế trong nước, Mỹ đã phải tăng cường bảo hộ mậu dịch. Thay đổi chính sách của Mỹ đối với các nước khác nói chung và đối với EU nói riêng là tăng cường bảo hộ, trợ cấp cho các sản phẩm trong nước. Đối với EU, Mỹ chủ trương duy trì quan hệ thương mại như là một đối tác lâu đời, chủ chốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã lộ rõ màu sắc của Chủ nghĩa bảo hộ, các biện pháp bảo hộ của Mỹ đang có phần gia tăng. Đồng thời với bảo hộ, Mỹ còn thi hành chính sách “người Mỹ dùng hàng Mỹ”, từ đó đẩy mạnh thị trường tiêu thụ nội địa, hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế và tạo việc làm tại Mỹ, Cơ quan Đại diện thương mại (USTR) còn có nhiệm vụ đẩy mạnh quan hệ với các thị trường mới nổi, theo đuổi chính sách can dự tới các khu vực, nhằm tiếp cận các thị trường chủ chốt tại châu Á-Thái Bình Dương trong vài thập kỷ tới, mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu của hàng hóa Mỹ. Tuy chính sách của Mỹ đối với EU trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vẫn là tăng cường bảo hộ, giảm nhập khẩu hàng hóa, nhưng với vị trí quan trọng của quan hệ thương mại này, dù thương mại song phương giữa hai nước đã giảm đi nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất cao: xuất khẩu đạt 217,627 triệu $ năm 2010 và nhập khẩu 290.780 triêu $. 2. Có những lĩnh vực nào nổi bật trong hợp tác kinh tế cùng phát triển giữa Mỹ và EU? Trả lời: Mỹ và EU là hai đối tác thương mại quan trọng, lâu dài của nhau. Tuy hai bên luôn tìm cách cạnh tranh lẫn nhau nhưng sự hợp tác vẫn là một đặc điểm quan trọng, chủ yếu trong quan hệ này. Ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, Mỹ và EU đều đồng thời duy trì cạnh tranh và hợp tác. Dù nhiều khi cạnh tranh nhau rất gay gắt nhưng cũng trong lĩnh vực cạnh tranh dữ dội ấy, Mỹ và EU cũng là những đối tác quan trọng của nhau (như các sản phẩm nông nghiệp, thép …). Có thể kể tên một số lĩnh vực, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ sang EU là các sản phẩm điện tử, tự động, thuốc, hàng tiêu dùng, du lịch và dịch vụ … Ngoài việc buôn bán các sản phẩm như trên, Mỹ và EU cũng hợp tác rất nhiều trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập các công ty của hai bên. Đầu tư cũng là một lĩnh vực quan trọng trong hợp tác Mỹ - EU. II. Câu hỏi bổ sung: 1. Trợ cấp cho nông nghiệp 20 tỷ USD/năm là dành riêng cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang EU hay cho ngành nông nghiệp nói chung? Trả lời: Mỹ dành trợ cấp khoảng 20 tỷ USD/năm cho ngành nông nghiệp của Mỹ nói chung, xuất khẩu sang tất cả các thị trường, không chỉ riêng mình EU. Tuy nhiên, EU là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất của Mỹ. 2. Trợ cấp cho nông nghiệp ảnh hưởng thế nào đến vòng đàm phán DOHA. Trả lời: Trong khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển DOHA (vòng đàm phán DOHA), nông nghiệp luôn là lĩnh vực được nhiều nước hết sức quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau. Xuất phát điểm của các cuộc đàm phán nông nghiệp là Điều 20 của Hiệp định về Nông nghiệp của WTO quy định các thành viên sẽ tiếp tục quá trình cải cách nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn trong việc cắt giảm đáng kể trợ cấp và bảo hộ trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoa Kỳ luôn chiếm vị trí chủ đạo trong đàm phán nông nghiệp (vì Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới) với tham vọng tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và mở cửa thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, quan điểm đàm phán của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng do việc nước này gia tăng mạnh mẽ hỗ trợ trong nước dành cho nông dân, thậm chí có lúc Hoa Kỳ đã ban đạo luật trang trại tăng 70% trợ cấp. Như vậy, tham vọng và chính sách nông nghiệp của Hoa Kỳ đầy mâu thuẫn và điều này cũng làm cho vị thế đàm phán của Hoa Kỳ trong vấn đề này suy yếu. Không chỉ có thế, Mỹ cũng tuyên bố sẽ xóa bỏ 60% trợ cấp cho ngành nông nghiệp trước năm 2010 với thuế quan giảm tới 90% nếu Nhật Bản cắt giảm 83% trợ cấp cho nông dân và EU cắt giảm 50% thuế đánh vào các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản và EU đều không đồng ý với mức này. Mục tiêu quan trọng nhất của vòng đàm phán DOHA trong nông nghiệp là cắt giảm trợ cấp, bảo hộ và thuế trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng với chính sách trợ cấp, bảo hộ của Mỹ và của cả các nước, cùng với việc quan điểm, lợi ích của các các thành viên hoặc nhóm thành viên chủ chốt trong đàm phán nông nghiệp chưa gặp nhau. Chính việc này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của vòng đàm phán DOHA. 3. Nội dung chiến tranh thép Trả lời: Tổng thống Bush vào tháng 3.2002 đã quyết định tăng mức thuế từ 8% lên 30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu và biểu thuế mới này theo kế hoạch sẽ kéo dài trong 3 năm. Giải thích cho quyết định của mình, ông Bush nói rằng các công ty thép ngoại quốc đã “hạ gục” các công ty Mỹ bằng sự cạnh tranh không công bằng và sự trợ giá của chính phủ, ông chỉ muốn bảo vệ nền công nghiệp thép của Mỹ- một nền công nghiệp với quá nhiều công ty hoạt động manh mún, chi phí lao động cao. Quyết định áp dụng mức thuế mới đối với mặt hàng thép nhập khẩu này của Mỹ không phải là chỉ có tác động tích cực đến ngành công nghiệp thép của nước ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Chính sách thương mại của Hoa Kỳ MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHỦ ĐỀ: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI HOA KỲ PHẦN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHẢN BIỆN A. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VỚI EU I. Câu hỏi của nhóm phản biện 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Mỹ - EU như thế nào ? Trả lời: Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng, suy thoái nghiêm trọng. Sự kỳ vọng về chính sách tự do thương mại của Mỹ không thành. Kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là một nhân tố quan trọng khiến cho chính quyền Mỹ phải có những thay đổi trong chính sách thương mại của mình. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, bảo vệ nền kinh tế trong nước, Mỹ đã phải tăng cường bảo hộ mậu dịch. Thay đổi chính sách của Mỹ đối với các nước khác nói chung và đối với EU nói riêng là tăng cường bảo hộ, trợ cấp cho các sản phẩm trong nước. Đối với EU, Mỹ chủ trương duy trì quan hệ thương mại như là một đối tác lâu đời, chủ chốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã lộ rõ màu sắc của Chủ nghĩa bảo hộ, các biện pháp bảo hộ của Mỹ đang có phần gia tăng. Đồng thời với bảo hộ, Mỹ còn thi hành chính sách “người Mỹ dùng hàng Mỹ”, từ đó đẩy mạnh thị trường tiêu thụ nội địa, hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế và tạo việc làm tại Mỹ, Cơ quan Đại diện thương mại (USTR) còn có nhiệm vụ đẩy mạnh quan hệ với các thị trường mới nổi, theo đuổi chính sách can dự tới các khu vực, nhằm tiếp cận các thị trường chủ chốt tại châu Á-Thái Bình Dương trong vài thập kỷ tới, mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu của hàng hóa Mỹ. Tuy chính sách của Mỹ đối với EU trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vẫn là tăng cường bảo hộ, giảm nhập khẩu hàng hóa, nhưng với vị trí quan trọng của quan hệ thương mại này, dù thương mại song phương giữa hai nước đã giảm đi nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất cao: xuất khẩu đạt 217,627 triệu $ năm 2010 và nhập khẩu 290.780 triêu $. 2. Có những lĩnh vực nào nổi bật trong hợp tác kinh tế cùng phát triển giữa Mỹ và EU? Trả lời: Mỹ và EU là hai đối tác thương mại quan trọng, lâu dài của nhau. Tuy hai bên luôn tìm cách cạnh tranh lẫn nhau nhưng sự hợp tác vẫn là một đặc điểm quan trọng, chủ yếu trong quan hệ này. Ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, Mỹ và EU đều đồng thời duy trì cạnh tranh và hợp tác. Dù nhiều khi cạnh tranh nhau rất gay gắt nhưng cũng trong lĩnh vực cạnh tranh dữ dội ấy, Mỹ và EU cũng là những đối tác quan trọng của nhau (như các sản phẩm nông nghiệp, thép …). Có thể kể tên một số lĩnh vực, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ sang EU là các sản phẩm điện tử, tự động, thuốc, hàng tiêu dùng, du lịch và dịch vụ … Ngoài việc buôn bán các sản phẩm như trên, Mỹ và EU cũng hợp tác rất nhiều trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập các công ty của hai bên. Đầu tư cũng là một lĩnh vực quan trọng trong hợp tác Mỹ - EU. II. Câu hỏi bổ sung: 1. Trợ cấp cho nông nghiệp 20 tỷ USD/năm là dành riêng cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang EU hay cho ngành nông nghiệp nói chung? Trả lời: Mỹ dành trợ cấp khoảng 20 tỷ USD/năm cho ngành nông nghiệp của Mỹ nói chung, xuất khẩu sang tất cả các thị trường, không chỉ riêng mình EU. Tuy nhiên, EU là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất của Mỹ. 2. Trợ cấp cho nông nghiệp ảnh hưởng thế nào đến vòng đàm phán DOHA. Trả lời: Trong khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển DOHA (vòng đàm phán DOHA), nông nghiệp luôn là lĩnh vực được nhiều nước hết sức quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau. Xuất phát điểm của các cuộc đàm phán nông nghiệp là Điều 20 của Hiệp định về Nông nghiệp của WTO quy định các thành viên sẽ tiếp tục quá trình cải cách nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn trong việc cắt giảm đáng kể trợ cấp và bảo hộ trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoa Kỳ luôn chiếm vị trí chủ đạo trong đàm phán nông nghiệp (vì Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới) với tham vọng tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và mở cửa thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, quan điểm đàm phán của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng do việc nước này gia tăng mạnh mẽ hỗ trợ trong nước dành cho nông dân, thậm chí có lúc Hoa Kỳ đã ban đạo luật trang trại tăng 70% trợ cấp. Như vậy, tham vọng và chính sách nông nghiệp của Hoa Kỳ đầy mâu thuẫn và điều này cũng làm cho vị thế đàm phán của Hoa Kỳ trong vấn đề này suy yếu. Không chỉ có thế, Mỹ cũng tuyên bố sẽ xóa bỏ 60% trợ cấp cho ngành nông nghiệp trước năm 2010 với thuế quan giảm tới 90% nếu Nhật Bản cắt giảm 83% trợ cấp cho nông dân và EU cắt giảm 50% thuế đánh vào các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản và EU đều không đồng ý với mức này. Mục tiêu quan trọng nhất của vòng đàm phán DOHA trong nông nghiệp là cắt giảm trợ cấp, bảo hộ và thuế trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng với chính sách trợ cấp, bảo hộ của Mỹ và của cả các nước, cùng với việc quan điểm, lợi ích của các các thành viên hoặc nhóm thành viên chủ chốt trong đàm phán nông nghiệp chưa gặp nhau. Chính việc này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của vòng đàm phán DOHA. 3. Nội dung chiến tranh thép Trả lời: Tổng thống Bush vào tháng 3.2002 đã quyết định tăng mức thuế từ 8% lên 30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu và biểu thuế mới này theo kế hoạch sẽ kéo dài trong 3 năm. Giải thích cho quyết định của mình, ông Bush nói rằng các công ty thép ngoại quốc đã “hạ gục” các công ty Mỹ bằng sự cạnh tranh không công bằng và sự trợ giá của chính phủ, ông chỉ muốn bảo vệ nền công nghiệp thép của Mỹ- một nền công nghiệp với quá nhiều công ty hoạt động manh mún, chi phí lao động cao. Quyết định áp dụng mức thuế mới đối với mặt hàng thép nhập khẩu này của Mỹ không phải là chỉ có tác động tích cực đến ngành công nghiệp thép của nước ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách thương mại của Hoa Kỳ Chính sách thương mại Thương mại quốc tế Quan hệ đối ngoại Chính sách đối ngoại Kinh tế quốc tế Đối ngoại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 404 6 0 -
4 trang 368 0 0
-
97 trang 326 0 0
-
71 trang 229 1 0
-
23 trang 205 0 0
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 201 0 0 -
Một số điều luật về Thương mại
52 trang 177 0 0 -
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 173 0 0 -
14 trang 173 0 0
-
Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân
288 trang 168 0 0