Danh mục

Tiểu luận: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và những ảnh hưởng đến thương mại châu Á

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 45,000 VND Tải xuống file đầy đủ (45 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và những ảnh hưởng đến thương mại châu Á trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây, phương pháp phân tích dữ liệu, nội dung nghiên cứu. Bài nghiên cứu này cho thấy rằng cán cân thương mại Trung Quốc nhạy cảm với những biến động trong tỷ giá hối đoái thực đa phương của đồng Nhân dân tệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và những ảnh hưởng đến thương mại châu Á TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA SAU ĐẠI HỌC ------oOo------ BÀI TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài 01: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI CHÂU Á (Alicia Garcia-Herrero & Tuuli Koivu) GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo SVT H: 1. Lý Thế Lam - NH Đêm 2 K22 2. Ngô Thị Thu Hương - NH Đêm 2 K22 3. Nguyễn Hoàng Hà Ngân - NH Đêm 2 K22 TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013 MỤC LỤC 1. Giới thiệu............................................................................................................................ 1 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ........................................................... 3 3. Phương pháp luận và dữ liệu......................................................................................... 6 3.1. Phương pháp ................................................................................................................ 6 3.2. Dữ liệu .......................................................................................................................... 7 4. Nội dung kết quả nghiên cứu....................................................................................... 12 4.1. Kết quả........................................................................................................................ 12 4.2 Thảo luận về kết quả.................................................................................................. 14 5. Kết luận ............................................................................................................................ 22 Tiểu luận Tài chính quốc tế Bài nghiên cứu này cho thấy rằng cán cân thương mại Trung Quốc nhạy cảm với những biến động trong tỷ giá hối đoái thực đa phương của đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, với mức độ thặng dư thương mại hiện tại, chính sách tỷ giá hầu như không thể giải thích được sự mất cân bằng. Sự giảm sút của thặng dư thương mại là có giới hạn chủ yếu bởi vì nhập khẩu Trung Quốc không phản ứng được trước sự tăng tỷ giá như kỳ vọng. Thực tế, nó có xu hướng giảm hơn là tăng lên. Bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu song phương cho Trung Quốc và các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, bài nghiên cứu đã nhận thấy có sự phản ứng của nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á khi tỷ giá tăng, kết quả này phản ánh sự hội nhập theo chiều dọc của các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Đồng thời, tổng lượng xuất khẩu ở một số nước ở châu Á có phản ứng tiêu cực do sự tăng giá của đồng Nhân Dân tệ, điều đó cho thấy sự phụ thuộc của các nước châu Á vào kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. 1. Giới thiệu: Thị phần thương mại của Trung Quốc trên thế giới đã tăng rất nhanh trong những năm qua và Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới cùng với Mỹ và Đức. Đồng thời, thương mại Trung Quốc cũng đạt được sự cân bằng. Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc, thặng dư thương mại mới chỉ khoảng 32 tỷ đô la Mỹ (tương đương 1,7% GDP) vào năm 2004. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2005- 2007 thặng dư thương mại tăng vọt và đạt gần 180 tỷ đô la Mỹ vào năm 2006 (gần 7% GDP của Trung Quốc) và tiếp tục tăng lên tới hơn 10% GDP trong năm 2007. Nhóm 22 – Lớp NH Đêm 2 K22 1 Tiểu luận Tài chính quốc tế Sự gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc là vấn đề đang gây rất nhiều tranh cãi. Một mặt, nó nhấn mạnh rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang duy trì chính sách tỷ giá hối đoái thấp vì mục tiêu lợi nhuận từ nhu cầu xuất khẩu và để đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Mặt khác, cũng có những hoài nghi rằng liệu tỷ giá hối đoái có thể là một công cụ hiệu quả trong việc làm giảm thặng dư thương mại hay không khi mà Trung Quốc là một nền kinh tế đang chuyển đổi nơi mà giá cả vẫn đóng vai trò hạn chế trong quyết định cung và cầu. Trung Quốc đang đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ các nước công nghiệp về việc cần tăng giá đồng Nhân dân tệ. Trong thực tế, tỷ giá thực đa phương (REER) đã từng được định giá rất cao từ năm 1994 cho đến cuối năm 1997 và có xu hướng giảm kể từ đó cho đến khi chuyển sang một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn đã được công bố vào năm 2005. Thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc không chỉ là vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc mà còn đối với các nước khác trên thế giới. Mặc dù có rất nhiều sự quan tâm về vấn đề này nhưng tài liệu liên quan vấn đề này còn ít và không tạo được sự thuyết phục. Việc thiếu các dữ liệu thích hợp và chuỗi thời gian dài đã khuyến khích nghiên cứu về mối liên quan giữa tỷ giá đồng Nhân dân tệ và thương mại của Trung Quốc. Kể từ mùa hè năm 2003, khi cuộc thảo luận về việc định giá thấp đồng Nhân dân tệ được đưa lên hàng đầu. Nghiên cứu về chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã rộ lên nhưng phần lớn trong số đó tập trung vào ước lượng tỷ giá cân bằng dài hạn cho Trung Quốc hoặc tìm ra những chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp nhất với nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi cả hai câu hỏi rõ ràng có liên quan với nhau thì vấn đề cấp bách đặt ra cho sự mất cân bằng toàn cầu là liệu Trung Quốc có định giá cao đồng tiền như là một công cụ làm giảm thặng dư thương mại khổng lồ của nó hay không. Bài nghiên cứu được tiến hành theo kinh nghiệm và sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết, dữ liệu cho giai đoạn 1994-2005. Theo kết quả nghiên cứu, việc định giá đồng Nhân dân tệ đúng với giá trị thực của nó sẽ làm giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc trong thời gian dài nhưng hiệu quả sẽ bị hạn chế . Tác động tương đối nhỏ so với quy mô của sự mất cân bằng được giải thích chủ yếu bởi tính co giãn đặc biệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: