Danh mục

Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.17 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuật ngữ “Chính quyền địa phương” thường được hiểu là những đơn vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gian thấp và thấp nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHU VỰC MIỀN TRUNG TIỂU LUẬNMôn: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Tên tiểu luận: “Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phươngở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động” Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Võ Kim Sơn Học viên: Lê Thị Kiều Thúy Lớp: Cao học hành chính công 16M Huế, tháng 8 năm 2012 0 MỤC LỤC Trang sốLỜI MỞ ĐẦU 2I. KHÁI NIỆM CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM 31. Khái niệm chung2. Khái niệm chính quyền địa phương trong các văn kiện Đảng 4II. CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM1. Ủy ban Nhân dân cấp xã2. Ủy ban Nhân dân cấp huyện3. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnhIII. VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA 5PHƯƠNG VIỆT NAM1. Vai trò chính quyền địa phương2. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương Việt NamIV. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG 6CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM1. Một số tồn tại trong tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phươngViệt Nam2. Giải pháp nâng cao hiệu quả, đổi mới phương thức hoạt độngKẾT LUẬN 9 1 LỜI MỞ ĐẦU Thuật ngữ “Chính quyền địa phương” thường được hiểu là những đơn vịcủa chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gian thấpvà thấp nhất. Tại một số nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địa phươngđã có quyền tự trị từ rất lâu trước khi các quốc gia đó được thành lập với cơ cấutổ chức chính quyền như hiện nay và do đó, không cần sự phân cấp thẩm quyềntừ cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị này. Tại một số nước có cơ cấu nhànước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của mình theonguyên tắc quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền Trung ương trựctiếp ủy nhiệm, và cấp trung ương có thể bãi bỏ việc ủy nhiệm đó. Tại một sốnước thuộc hệ thống đơn nhất khác, chính quyền địa phương hoạt động theonguyên tắc thẩm quyền chung, và trên nguyên tắc được phép thực thi nhữngthẩm quyền không thuộc chính quyền Trung ương. Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địaphương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nướcthống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dânđịa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơsở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quảnlý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tậptrung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi íchchung của cả nước. Với nội dung tiểu luận “Cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương ởViệt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động”, tôi mong muốn gópphần làm rõ hơn về cơ cấu chính quyền địa phương tại Việt Nam, từ đó đưa racác giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ViệtNam trong giai đoạn hiện nay./. 2 I. KHÁI NIỆM CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM: 1. Khái niệm chung Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh từ khái niệm hệthống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng khá phổbiến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là một khái niệm được sửdụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống thực tế xã hội,tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệmchính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối quan hệ và cơ chếhoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ góc độ nghiên cứu lýluận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các nhàkhoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3 quan niệm như sau: a. Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơquan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương b. Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương (Uỷ ban nhân dân) c. Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà ánNhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà nướcở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân cáccấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp). 2. Khái niệm chính quyền địa phương trong các văn kiện Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm chínhquyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động của hai cơ quan làHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm 1997 tại phần III, mục 4 vềtiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa phương chỉ đềcập tới việc kiện toàn củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấpvà hướng cải cách tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này mà không đề cập 3tới các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống các cơ quan nhà n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: