Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống
Việt Nam từ hàng nghìn đời nay, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết từ ngày xưa đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua bốn mùa. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Tết Nguyên đán".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Tết Nguyên đán
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: TẾT NGUYÊN ĐÁN
GVHD: Trương Thị Mỹ Châu
Thực Hiện: Nguyễn Chí Trọng
MSSV: 13145292
TP.HCM, Ngày 01 Tháng 05 Năm 2015
1
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...................……………………………………4
II. NỘI DUNG……………………………………………….………5
1. Lịch sử Tết Nguyên Đán………………………………………….……5
1.1. Từ nguyên……………………………….…….…………………5
1.2. Nguồn gốc ra đời…………………….………..…………...……5
1.3. Quan niệm ngày tết……………………….…………….………6
2. Các giai đoạn chình trong tết……………….….………..……………6
2.1. Những ngày cuối năm…………………….….…………………6
2.1.1. Trang trí – mua sắm tết…………………………..……….…6
2.1.1.1. Mâm ngũ quả…..………………………………………6
2.1.1.2. Tranh tết……….……………………………….………8
2.1.1.3. Câu đối……………………..…………..……..………10
2.1.1.4. Hoa tết…………………………..…………………….10
2.1.1.5. Bàn thờ tổ tiên ngày tết………………….................12
2.1.1.6. Treo quốc kì………………….…………….…………15
2.1.2. Ông Táo về trời……………………………………..………15
2.1.3. Thăm mộ tồ tiên…………………………………………….17
2.1.4. Tất niên………………………………………………………17
2.2. Giao thừa………………………..………………………………18
2.2.1. Cúng ngoài trời……………………………………………...19
2.2.2. Cúng trong nhà……………………………......……………20
2.3. Nhừng ngày đầu năm………………………………………….20
2.3.1. Xông đất đầu năm………………………………………….20
2.3.2. Xuất hành – hái lộc – xin quẻ…………………..…………21
2.3.3. Chúc tết…….………………………………………………..23
2.3.4. Lì xì………………………………………………………..…23
2.3.5. thăm viếng…….…….…………………………........………24
3. Ẩm thực ngày tết……………………………………………….……..24
3.1. Bánh truyền thống……………………………….……….……24
3.2. Cổ tết……………………………………………………………25
3.3. Trái cây……………………………….…………………………25
3.4. Mứt………………………………………………………………25
3.5. Bánh kẹo…….……………………………….…………………25
3.6. Thức uống……..………………………………………………..26
3.7. Ẩm thực khác….………………………………..………………26
4. Lễ hội ngày tết………………………………………..……….………26
2
4.1. Lễ hội truyền thống………………………………….…………26
4.2. Lễ hội ngày nay …………………………………………..……27
4.3. Lễ hội đặc trưng riêng ở các vùng miền………………..……27
5. Tín ngưỡng ngày tết………………………………………………….28
5.1. Điềm lành………………………………….……………………28
5.2. Kiêng cử……………………………………………………...…29
5.2.1. Miền Bắc…………………………….………………………29
5.2.2. Miền Trung…………………………………………………..30
5.2.3. Miền Nam……………………………………………………30
III. TỔNG KẾT………………………………..……………………31
3
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục là thói quen lâu
đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân
rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống
văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho
đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống
Việt Nam từ hàng nghìn đời nay, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và
năm mới, Tết từ ngày xưa đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện
mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua bốn mùa .
Tết còn là cơ hội để mọi người Việt tưởng nhớ về tổ tiên, cội
nguồn, gặp gỡ bà con họ hàng, thắt chặt mối quan hệ thân tình trong gia
đình, bạn bè. Ngoài ra nó còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn,
giải trí với các hoạt động lễ hội, du xuân vui vẻ và hấp dẫn.
4
II. NỘI DUNG
1. Lịch sử
1.1 Từ nguyên
Chữ Tết do chữ Tiết mà thành. Hai chữ Nguyên đán có
gốc chữ Hán; nguyên có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và đán có
nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là Tiết
Nguyên Đán Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là
Xuân Tiết hoặc Nông lịch tân niên, và vẫn là tết cổ truyền của họ mặc
dù từ năm 1949 (bắt đầu thời kỳ Đại cách mạng văn hóa), Trung
Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết
dương lịch là Tết Nguyên đán
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho
nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng
với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng
bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể
chênh lệch 1 ngày (như vào các năm 2007, 2030, 2053, Tết Việt Nam
trước Tết Trung Quốc 1 ngày).
1.2 Nguồn gốc ra đời
Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương,
nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng,
nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con
trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 trước
công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một
làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên
lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài
người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử
ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần
(thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi
(con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140
trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng)
như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn
nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông
cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm
Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu,
ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám
mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một
cho đến hết ngày mồng bảy.
5
1.3 Quan niệm ngày tết
Người Việt tin rằng vào n ...