Đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khơi dậy tiềm năng của đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: "công đoàn Việt Nam và tầm ảnh hưởng của nó tới người lao động" Tiểu luận CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM VÀTẦM ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNGĐOÀN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG 1 LỜI MỞ ĐẦU Đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khơi dậy tiềm năng của đất nước, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triễn. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều mâu thuẫn với bản chất xã hội chủ nghĩa. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo, tâm lý sùng bái đồng tiền, sự cạnh tranh sống còn của các doanh nghiệp. Cơ chế thị trường cũng là mảnh đất nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, tạo cơ hội cho một bộ phận bất chấp lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, tìm mọi cách mưu lợi cho bản thân, điều này dẫn đến quyền và lợi ích của người lao động luôn bị đè bẹp, xâm hại. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quy định pháp luật, thành lập nên nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong đó, công đoàn là một tổ chức gần gũi và có những hoạt động thiết thực, có hiệu quả để bảo vệ người lao động. Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều văn bản pháp luật quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động công đoàn. Công đoàn cơ sở là tổ chức thiết thực bảo vệ người lao động, tạo mối quan hệ hài hòa, ổn định giữa các chủ thể tham gia lao động. Công đoàn trực tiếp bảo vệ công nhân trong nhiều lĩnh vực, đại diện cho tập thể lao động khi giải quyết tranh chấp lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nhất là trong giai đoạn hiện nay việc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đang diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả, đồng thời nhiều doanh nghiệp và người lao động có sự nhìn nhận sai lạc về vai trò của tổ chức công đoàn. Vậy để hiểu rõ hơn nữa về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về “công đoàn Việt Nam và tầm ảnh hưởng của nó tới người lao động”.I. CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM1. Khái niệm. 2“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao độngcùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyềnlợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lýNhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổchức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác;xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.(Trích: Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992)2. Lịch sử phát triểna. Ngày thành lập công đoàn.Ngày 28/7/1929. Tại số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội, Ban Chấp hành lâm thờiĐông dương Cộng sản Đảng đã quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hộiđỏ Bắc kỳ lần thứ nhất (tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt Nam).Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng công hội Đỏ do đ/c NguyễnĐức Cảnh Uỷ viên BCH Trung ương lâm thời Đông dương Cộng sản Đảng đứng đầu.Trong cuốn “Đường cách mệnh” Bác Hồ viết về tính chất nhiệm vụ tổ chức Công hộiđỏ (nay là tổ chức Công đoàn Việt Nam) như sau: “Tổ chức công hội trước hết là đểcông nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửasang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợicủa công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.b. Tên gọi của Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳTừ năm 1929 đến nay Công đoàn Việt Nam đã qua 7 lần thay đổi tên gọi- Công Hội đỏ : 1929 – 1935- Nghiệp đoàn Ái Hữu : 1935 – 1939- Hội Công nhân Phản Đế : 1939 – 1941- Hội Công nhân Cứu Quốc : 1941 – 1946- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam : 1946 – 1961- Tổng Công đoàn Việt Nam : 1961 – 1988- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam : 1988 đến nay3. Vị trí của Công đoàn Việt Nam 3Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ dựa vữngchắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau,ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn hoạtđộng.- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng,tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch…)4. Vai trò của Công đoàn Việt NamVai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, mở rộng qua cáct ...