Danh mục

Tiểu luận - Đảng lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 1996 -2006

Số trang: 17      Loại file: doc      Dung lượng: 99.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghèo đói hiện đang là vấn đề xã hội bức xúc, là sự thách thức, cản trở lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và toàn bộ nền văn minh nhân loại. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tìm các giải pháp nhằm hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận - Đảng lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 1996 -2006 MỤC LỤC Lời nói đầu I. Nội dung trình bày II. 1. Quan niệm của Đảng ta về đói nghèo 2. Chủ trương và quá trình lãnh đạo thực hiện xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996 – 2006 3. Ý nghĩa và bài học Kết luận III. Tài liệu tham khảo IV. Tiểu luận : Đảng lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 1996 -2006 1 LỜI MỞ ĐẦU Nghèo đói hiện đang là vấn đề xã hội bức xúc, là sự thách thức, cản trở lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và toàn bộ nền văn minh nhân loại. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tìm các giải pháp nhằm hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước. Xoá đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (1996-2000). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định:Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đại hội IX (năm 2001) tiếp tục khẳng định hướng đi đó và nhấn mạnh: Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình CNH - HĐH đất nước. Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo. Chính vì tính cấp thiết của vấn đề đã nêu trên nên trong tiểu luận của mình em đã chọn đề tài : “Đảng lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 1996 - 2006” Qua đó tìm hiểu thực trạng đói nghèo, nhu cầu xóa đói giảm nghèo của người dân và chủ trương; quá trình lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996 - 2006. Trên cơ sở đó đánh giá thành t ựu, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra mục tiêu trong vi ệc xoá đói gi ảm nghèo ở nước ta. Tiểu luận : Đảng lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 1996 -2006 2 I - QUAN NIỆM CỦA ĐẢNG TA VỀ ĐÓI NGHÈO 1. Đói nghèo là gì? Nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này Tiểu luận : Đảng lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 1996 -2006 3 đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. 2. Vấn đề đói nghèo tại Việt Nam. Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quan tâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng do đói nghèo hôm nay. Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa... Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là Ngày vì người nghèo, đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày Thế giới chống đói nghèo. Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Đây là chiến lược đầy đủ, chi Tiểu luận : Đảng lãnh đạo thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 1996 -2006 4 tiết phù hợp với mục tiêu phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: