Danh mục

Tiểu luận: Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đối với sự phát triển của nền kinh tế giai đoạn hiện nay

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.52 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm và mục tiêu Để có thể theo đuổi mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ, Chính phủ luôn thực thi chính sách tài chính với hai chính sách cơ bản và quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong đó chính sách tiền tệ luôn được coi là trung tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đối với sự phát triển của nền kinh tế giai đoạn hiện nay Tiểu luậnĐánh giá tác động của chính sách tiền tệ đối vớisự phát triển của nền kinh tế giai đoạn hiện nayCH21D – Nhóm 10 Page 1Câu I: Chính sách tiền tệ: Mục tiêu; nội dung; giải pháp hoàn thiện ***I – Khái niệm và mục tiêu Để có thể theo đuổi mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ, Chính phủ luôn thực thi chínhsách tài chính với hai chính sách cơ bản và quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tàikhóa trong đó chính sách tiền tệ luôn được coi là trung tâm. Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó Ngân hàng Nhà nước(NHNN) sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưuthông nhằm đảm bảo sự ổn định về giá trị tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảocông ăn việc làm. Các công cụ mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để có thể quản lý, điều tiết CSTT baogồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và cáccông cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. Cùng với chính sách tài khóa, chínhsách tiền tệ bằng các công cụ của mình dưới sự điều tiết của NHNN làm thay đổi lượng tiềncung ứng cho nền kinh tế, từ đó tác động đến lãi suất => Đầu tư => Tăng trưởng => Lạmphát…. => Mục tiêu kỳ vọng của Chính phủ đối với nền kinh tế trong từng thời kỳ. Thời kỳ 1997 – 2010 theo quy định tại điều 1 - luật Ngân hàng Nhà nước 12/1997 quyđịnh và nêu rõ quan điểm, mục tiêu của CSTT : “ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạmphát, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống xãhội.” Có thể thấy CSTT nổi bật trong thời kỳ này là CSTT đa mục tiêu. Cùng với mục tiêu phát triển đi đôi với ổn định kinh tế tại Nghị quyết Hội nghị TƯ 3(khóa XI) đã xác định giai đoạn 2011 – 2015 ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềmchế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Từ đó đưa ra mục tiêu cụ thể của CSTT trong giai đoạn nàylà: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhànước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằngchỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đềra.” (Theo khoản 1 điều 3 Luật số 46/2010/QH12 quy định về luật Ngân hàng Nhà NướcViệt Nam quy định). Đây là một sự đổi mới, hoàn thiện theo hướng CSTT đơn mục tiêu,phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.CH21D – Nhóm 10 Page 2 Như vậy có thể thấy, mục tiêu cơ bản nhất của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền vàgóp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác (ổn định lạm phát; thúc đẩy tăng trưởngkinh tế…) bằng các công cụ đặc trưng dưới sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Từ mụctiêu cơ bản này sẽ được cụ thể hóa thành các mục tiêu chi tiết khác: tạo công ăn việc làm,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống xã hội….saocho phù hợp với mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau.II – Nội dung của Chính sách tiền tệ CSTT bao gồm 2 nội dung chính1 – Xây dựng hệ thống các mục tiêu của CSTT.2 – Sử dụng các công cụ của CSTT nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Sau đây nhóm xin trình bầy về nội dung cụ thể của CSTT1- Xây dựng hệ thống các mục tiêu của CSTT Như đã nói tại mục I, mục tiêu của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằngchỉ tiêu lạm phát. Từ mục tiêu cơ bản này sẽ cụ thể hóa thành các mục tiêu chi tiết hơn, phùhợp với kế hoạch phát triển kinh tế trong từng thời kỳ => NHNN sẽ đưa ra chính sách tiềntệ cụ thể cho từng giai đoạn:- CSTT mở rộng: cung ứng thêm tiền, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất… =>Chống suy thoái. CSTT mở rộng thường được áp dụng trong ngắn hạn, khi mà áp lực vềtăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.- CSTT thắt chắt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quánóng của nền kinh tế …=> Kiềm chế lạm phát. Do lạm phát cao có tác động xấu đến các chỉtiêu kinh tế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại xuất phát từ tiền tệ. Chính vì vậy ởnhiều nước kiềm chế lạm phát, ổn định gía cả là mục tiêu hàng đầu và dài hạn của chínhsách tiền tệ. Và chính sách tác động hiệu quả để kiềm chế lạm phát là CSTT thắt chặt.Không chỉ trong dài hạn, ngay cả trong ngắn hạn khi nền kinh tế phát triển quá nóng NHNNcũng sẽ sử dụng CSTT thắt chặt. Nói chung, tùy mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ mà NHNN sử dụng CSTT thắt chặthay mở rộng. Để có thể thực hiện các CSTT này, NHNN sẽ sử dụng và triển khai các côngcụ để thi hành CSTT. Đây là nội dung thứ 2 trong CSTT và sẽ được nhóm trình bày trongmục 2 dưới đây.2- Sử dụng các công cụ của CSTT nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Để có thể thực thi CSTT; NHNN sử dụng các công cụ: Nghiệp vụ thị trường mở;Chính sách tái chiết khấu; Dự trữ bắt buộc và một số các công cụ khác.CH21D – Nhóm 10 Page 32.1.1 Chính sách tái chiết khấu: Ngân hàng Nhà nước sử dụng lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu là LS màNHNN đánh vào các khoản tiền cho NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặcbất thường của các Ngân hàng này. Thông qua lãi suất Tái chiết khấu Ngân hàng Nhà nướcđiều tiết dòng tiền ra của Ngân hàng TM từ đó điều tiết lượng tiền trong lưu thông => Điềutiết cung tiền (MS) trong nền kinh tế.+ Khi lãi suất tái chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ tiếp tụccho vay cho đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiềnmặt họ có thể vay từ Ngân hàng Nhà nước mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào =>NHTM giảm l ...

Tài liệu được xem nhiều: