Danh mục

TIỂU LUẬN: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 891.28 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường TIỂU LUẬN: Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường Phần i Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhân tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường I Quan điểm cơ bản về thị trường 1 Các khái niệm về thị trường Thị trường ra đời gắn liền với nền sản xuất hàng hoá, nó là môi tr ường để tiến hành các hoạt động giao dịch mang tính chất thương mại của mọi Doanh nghiệp công nghiệp. Trong một Xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết chỉ là địa điểm cụ thể gặp gỡ trực tiếp giữa người mua và người bán mà Doanh nghiệp và khách hàng có thể chỉ dao dịch thoả thuận với nhau thông qua các phương tiện thông tin viễn thông hiện đại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, khái niệm về thị trường ngày càng chở nên phong phú. Có một số khái niệm phổ biến về thị trường như sau: - Theo Các Mác hễ ở đâu và khi nào có sự phân công lao động Xã hội và có sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy sẽ có thị trường. Thị trường chẳng qua là sự biểu hiện của phân công lao động Xã hội và do đó có thể phát triển vô cùng tận - Theo David Beg thì thị trường là tập hợp các sự thoả mãn thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để chao đổi hàng hoá và dịch vụ - Theo quan điểm của Marketing hiện đại: Thị trường bao gồm những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể; sẵn sàng có khả năng tham gia chao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó - Theo quan điểm chung thì thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động chao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh và gắn liền với một không gian nhất định 2 Vai trò và chức năng của thị trường 2.1 Vai trò của thị trường Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lý kinh tế Bất kỳ quá trình sản xuất hàng hoá nào cũng đều qua khâu lưu thông và phải qua thị trường. Như vậy thị trường là khâu tất yếu của sản xuất hàng hoá. Thị trường chỉ mất khi sản xuất hàng hoá không còn. Như vậy, không thể coi phạm trù thị trường chỉ gắn với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thị trường là chiếc “cầu nối “ của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá ( hiểu theo nghĩa rộng ). Thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Để sản xuất hàng hoá, Xã hội phải chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động Xã hội Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán nó còn thể hiện các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó thị trường được coi là môi trường của kinh doanh, kích thích mở rộng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ từ đó mở rộng sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thị trường phá vỡ danh giới về sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc, chuyển nền kinh tế này sang nền kinh tế thị trường Thị trường hướng dẫn sản suất kinh doanh thông qua sự biểu hiện về cung cầu – giá cả trên thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu những biểu hiện đó để xác định nhu cầu của khách hàng từ đó tìm cách giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của mình là: Sản xuất cái gì ? Cho ai ? Bằng cách nào ? Do vậy thị trường được coi là “ tấm gương” để các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận biết được nhu cầu của Xã hội và để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính bản thân mình. Thị trường là thước đo khách quan của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh Trong quản lý kinh tế thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hoá. Thị trường là công cụ bổ xung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Thị trường là môi trường kinh doanh, là nơi nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh cơ sở 2.2 Chức năng của thị trường Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường tới quá trình sản suất và đời sống kinh tế Xã hội. Thị trường có một số chức năng cơ bản sau a Chức năng thừa nhận Hàng hoá được sản xuất ra , người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính là người mua chấp nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tái sản xuất Xã hội sủa hàng hoá đã được hoàn thành. Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng khẳng định trên thị trường hàng hoá đã được bán Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường, cơ cấu của cung cầu, quan hệ cung cầu đối với từng hàng hoá, thừa nhân giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá trị Xã hội, thừa nhận các giá trị mua và bán ... Thị trường không phải chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường và thị trường còn kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất, quá trình mua bán đó b Chức năng thực hiện Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thực hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện các quan hệ và hoạt động khác Thị trường thực hiện bao gồm: Hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện tổng số cung và tổng số cầu trên thị trường thực hiện cân bằng cung – cầu từng thứ hàng hoá, thực hiện giá trị ( thông qua giá cả ) thực hiện trao đổi giá trị. Thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá hình thành nên các giá trị chao đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỷ lệ và kinh tế trên thị trườ ...

Tài liệu được xem nhiều: