Tiểu luận: Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tiểu luận Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2 CHƯƠNG 1: GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP 1. Khái quát các quan điểm ngoài Mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp 1.1. Quan điểm của các nhà tư tưởng trước Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp Thời cổ đại Ở Trung Quốc cổ đại - Theo Khổng Tử: chủ trương bảo vệ quyền lực cho tầng lớp quý tộc và phân chia xã hội gồm: quân tử và tiểu nhân. + Quân tử là người có nhân cách cao, có quyền lực lớn. + Tiểu nhân là người có địa vị và nhân cách thấp, phải phục tùng quyền lực của người quân tử. - Theo Lão Tử: chủ trương bảo vệ lợi ích cho tầng lớp nông nô. - Theo Mặc Tử: chủ trương đòi bình đẳng cho các tầng lớp và phân chia xã hội gồm: Sỹ, Nông, Công, Thương. Ở Ấn Độ cổ đại - Theo Upanisat: phân biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo và phân chia đẳng cấp gồm: Tăng lữ, Quý tộc, Bình dân tự do và Tiện nô. Ở Hy Lạp cổ đại - Theo Platông: do bất bình đẳng tài sản dẫn đến xung đột xã hội và phân chia xã hội gồm: Triết gia, Chiến binh, Bình dân. + Triết gia: là các nhà triết học thông thái có địa vị cao nhất, thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo xã hội. + Chiến binh: là các chiến binh dũng cảm có địa vị thấp hơn, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ xã hội. + Bình dân: là những người nông dân và thợ thủ công có địa vị thấp nhất, thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, tạo ra của cải nuôi sống xã hội. - Theo Arixtốt: phân chia xã hội gồm: Cầm quyền thống trị, Bị trị, Nô lệ. Thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều xuất hiện những tư tưởng phản ánh sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên những tư tưởng này rất đơn giản và chất phát, chưa phải là một định nghĩa khoa học về giai cấp mà chỉ thừa nhận giai cấp là những người có quyền lực, có địa vị và chức năng GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20 Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3 khác nhau trong xã hội. Đồng thời theo người cổ đại, sự phân chia xã hội thành những hạng người khác nhau là do tự nhiên (Trời) hay do Thượng đế, thần thánh và chưa thấy được giai cấp có nguồn gốc từ đời sống kinh tế - xã hội cũng như chưa thấy được tính lịch sử của giai cấp. Thời phục hưng và cận đại - Theo Tômát Morơ (Anh), Tômađô Campanenela (Italia) và Rútxô (Pháp) cùng tư tưởng cho rằng: + Giai cấp: là những tầng lớp có quyền lực và địa vị khác nhau trong xã hội. + Đấu tranh giai cấp, bất công trong xã hội xuất phát từ sự phát triển kinh tế, trong hình thức sở hữu. Tuy nhiên, các nhà tư tưởng thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng tư tưởng cơ đốc giáo hoặc đứng trên quan điểm tự nhiên thần luận về lịch sử để giải thích vấn đề giai cấp nên chưa thấy được cơ sở kinh tế của giai cấp. - Theo Xanh Ximông cho rằng: + Quyền sở hữu: là tiêu chuẩn phân biệt xã hội và là cơ sở của thượng tầng kiến trúc của xã hội. + Xã hội được chia thành 3 giai cấp: các nhà khoa học, các chủ sở hữu và những người không có sở hữu. + Đấu tranh giai cấp: là đặc trưng của bất kỳ xã hội nào có áp bức bóc lột, là cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc, đấu tranh giữa những người hữu sản với những người vô sản (không có tài sản). - Theo Phrăngxoa Ghiđô, Ôgúyxtanh Chiêry và Phrăngxoa Minhê cho rằng: + Sự thay đổi quan hệ sở hữu về tài sản, chủ yếu là thay đổi quan hệ sở hữu về ruộng đất đã dẫn đến sự thay đổi về quan hệ giai cấp và thay đổi về chế độ chính trị. + Xã hội có nhiều giai cấp. + Sự hình thành giai cấp dựa vào con đường bạo lực và nô dịch. Đấu tranh giai cấp tạo nên nội dung chủ yếu của lịch sử. Các nhà tư tưởng trước Mác đã nêu lên nhiều tư tưởng có giá trị về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Những tư tưởng đó là tiền đề cho sự ra đời lý luận GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Nhóm 9 – Đêm 6 – Khóa 20 Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 4 của chủ nghĩa Mác về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Do đó, “thuyết đấu tranh giai cấp không phải do Mác, mà do các giai cấp tư sản trước Mác sáng tạo ra”. 1.2. Quan điểm tư sản hiện nay về giai cấp và đấu tranh giai cấp - Một số học giả tư sản phủ nhận hoàn toàn học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp vì cho rằng: + Các Mác đã quá nhấn mạnh đến sự đối lập giữa tư sản và vô sản khi xây dựng học thuyết về giai cấp. Quy luật đấu tranh giai cấp không phải là quy luật phổ biến, quy luật chung cho mọi xã hội. Do đó, lý luận giai cấp là sai lầm. + Điển hình như tại Mỹ, quan hệ sở hữu đã thay đổi, không còn giai cấp vô sản nữa. Do đó đấu tranh giai cấp là vô nghĩa. - Thừa nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, bác bỏ cơ sở kinh tế của giai cấp đi tìm cơ sở sinh học hay tâm lý của giai cấp vì giải thích nguồn gốc giai cấp từ cơ sở sinh học (những tố chất cấu tạo nên cơ thể, cấu trúc hoàn thiện hoặc không hoàn thiện của cơ thể…) hoặc giải thích dựa vào trạng thái, khả năng trí tuệ, nghề nghiệp… làm cơ sở để phân chia giai cấp. Phần lớn các nhà kinh tế căn cứ vào thu nhập để phân biệt giai cấp. - Trong phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế xuất hiện hai quan niệm sai lầm về đấu tranh giai cấp + Quan điểm hữu khuynh (tiêu biểu là Bécxtanh - Đức) thừa nhận cơ sở kinh tế của giai cấp và dùng phương pháp cải lương để giải quyết mâu thuẫn giai cấp, nhấn mạnh biện pháp đấu tranh kinh tế và mụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đấu tranh giai cấp Xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa Mác Tiểu luận triết học Thuyết trình triết học Vận dụng lý luận triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 349 2 0
-
Quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra
14 trang 343 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
30 trang 245 0 0
-
Tiểu luận Triết học: Học thuyết Âm Dương và Văn hóa Trọng Âm của người Việt
26 trang 239 0 0 -
20 trang 237 0 0
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 227 0 0 -
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 218 0 0 -
Tiểu luận kinh tế chính trị: Quy luật giá trị cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường
16 trang 202 0 0 -
Học thuyết giá trị thặng dư là hòn đá tảng to lớn nhất trong học thuyết kinh tế của C. Mác
7 trang 191 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 trang 179 0 0 -
23 trang 167 0 0
-
29 trang 159 0 0
-
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 157 0 0 -
23 trang 156 0 0
-
31 trang 153 0 0
-
14 trang 134 0 0
-
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 134 0 0 -
19 trang 129 0 0
-
12 trang 129 0 0