Mục đích của bài nghiên cứu là cung cấp đáp án tương đối cho các vấn đề trên, từ đó có cái nhìn rõ nét hơn về những hiệu ứng của thuế bảo hộ đối với Việt Nam trong vấn đề lượng nhập khẩu ô tô và nghiệm ra những bài học quan trọng từ thành tựu quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Ảnh hưởng của Thuế bảo hộ đến lượng ô tô nhập khẩu ở Việt Nam ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -----------***----------- BÁO CÁO GIỮA KỲ MÔN: KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ 2 Đề tài:ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ BẢO HỘ ĐẾN LƯỢNG Ô TÔ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Lớp tín chỉ: KTE316(2324-2)1.1 Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Từ Thúy Anh & TS. Chu Thị Mai Phương ĐÓNG STT HỌ VÀ TÊN MSV VAI TRÒ GÓP 4 Nguyễn Tú Anh 2214410011 Thành viên 100% 5 Nguyễn Vân Anh 2214410016 Thành viên 100% 8 Đào Ngọc Bích 2214410020 Nhóm trưởng 100% 27 Hà Thị Hằng 2211410057 Thành viên 100% 31 Đặng Trần Việt Hoa 2114410067 Thành viên 100% Hà Nội, tháng 02 năm 2024 1 Ảnh hưởng của Thuế bảo hộ đến lượng ô tô nhập khẩu ở Việt Nam Đào Ngọc Bích1, Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Vân Anh, Hà Thị Hằng Sinh viên K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Đặng Trần Việt Hoa Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt NamTóm tắt: Trong suốt quãng thời gian từ thai nghén, tăng trưởng cũng như đột phá, côngnghiệp ô tô đã được Nhà nước vô cùng ưu đãi và nhận được vô số cải cách đối với cácchính sách chiến lược, đáng chú ý là các chính sách thuế bảo hộ đối với lượng ô tô nhậpkhẩu. Chính vì vậy, định tính là phương pháp được chọn để tập trung phân tích, xem xétcác hiệu ứng đến từ ba chính sách thuế bảo hộ lần lượt là thuế giá trị gia tăng, thuế nhậpkhẩu nguyên chiếc và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với lượng tiêu thụ và giá ô tô nhập khẩuvào Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất phát từ nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách thuế bảohộ trong trường hợp ở Malaysia, nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị một số chính sáchphù hợp với ngành ô tô tại Việt Nam.Từ khoá: Thuế bảo hộ, lượng ô tô nhập khẩu, Việt NamMã JEL: L62, L78, P23 The Impact of Protective Tariffs on Automobile Imports Volume in VietnamAbstract: During the period of gestation, growth, and breakthroughs, the automotiveindustry in Vietnam has been significantly favored by the state and has undergonenumerous reforms regarding strategic policies, notably protective tax policies onimported automobiles. Consequently, a qualitative research approach has beenemployed to focus on analyzing and examining the impacts stemming from threeprotective tax policies, namely import tariffs, special consumption tax, and value-addedtax, on the consumption volume and import prices of automobiles in Vietnam.Moreover, by investigating the effects of protective tax policies on the case of Malaysia,the authors also propose several policy recommendations tailored to the automotiveindustry in Vietnam.Keywords: protective tariffs, automobile import volume, VietnamJEL Code: L62, L78, P231 Tác giả liên hệ. Email: k61. 2214410020@ftu.edu.vn 21. Giới thiệu chung Theo phân tích của Bộ Công Thương (2021), một trong những tiêu chí then chốtđể khảo sát tình hình phát triển của công nghiệp ô tô chính tại Việt Nam là lượng ô tônhập khẩu. Đối với nhiều quốc gia, công nghiệp ô tô không chỉ là một thành phần cấpthiết cho sự lớn mạnh của kinh tế mà đồng thời là nhân tố xúc tiến sự phát triển của khoahọc công nghệ. Trong ngữ cảnh này, các Cơ quan chức trách của Việt Nam đã nhận địnhrằng phát triển ngành ô tô là nội dung thiết yếu trong chiến lược thúc đẩy phát triển kinhtế và công nghiệp của nước nhà. Từ năm 1991, Chính phủ Việt Nam với sứ mệnh thực hiện hiện đại hóa và côngnghiệp hóa, đã thực thi nhiều chính sách thuế bảo hộ nhằm bảo hộ mậu dịch cho ngànhcông nghiệp ô tô nội địa vẫn đang trong quá trình phát triển. Các biện pháp này bao gồmviệc áp đặt các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vàthuế giá trị gia tăng, nhằm đánh thẳng vào giá và sản lượng ô tô nhập khẩu vào ViệtNam (Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, 2021; Đỗ & Vũ, 2015). Mặc dù vậy, gần đây, các chính sách thuế bảo hộ mà Chính phủ áp đặt lên ngànhô tô đã không còn ổn định, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO). Việc Việt Nam đảm bảo nới lỏng dầ ...