Danh mục

Tiểu luận hành vi tổ chức: Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong tổ chức

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.28 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận hành vi tổ chức: Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong tổ chức nhằm trình bày tổng quan về văn hóa trong tổ chức, vai trò của việc xây dựng văn hóa trong tổ chức, các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xây dựng văn hóa trong tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận hành vi tổ chức: Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong tổ chức TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨCĐỀ TÀI:VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG TỔ CHỨC  GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN CHƯƠNG SVTH: Nguyễn Phong Vũ Thành Nữ Trọng Thủy Đặng Khắc Di Đặng Văn Vui Trần Ngọc Chánh Nguyễn Thu Giang Nguyễn Hữu Tú Nhóm : 7 TPHCM, Ngày 0 8/07/2012 Mục lụcLời mở đầu trang 2Chương 1: Tổng quan về văn hóa tổ chức trang 3Chương 2: Vai trò của việc xây dựng văn hóa trong tổ chức trang 7Kết luận trang 15Tài liệu tham khảo trang 15 1LỜI MỞ ĐẦU Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ được nền văn hóatruyền thống của mình. Một gia đình sẽ không đầm ấm sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hộinếu không có gia phong, gia giáo. Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ không có một sự nghiệplâu dài nếu không có một nền văn hóa đặc thù cho mình. Trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa trong đó bao gồm nhữnggiá trị, niềm tin,và những hành vi mong đợi. Cũng như xã hội, một tổ chức cũng có một nền vănhóa riêng gọi là văn hóa tổ chức, đó là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựngvà duy trì để đưa đơn vị của họ phát triển nhanh và bền vững. Các nhà nghiên cứu đều cho rằngvăn hóa tổ chức càng cao thì việc thực hiện chức năng của bộ máy quản lý càng đầy đủ và rõràng hơn, uy tín của bộ máy quản lý do đó cũng được nâng lên. Vì thế ngày nay việc xây dựngvà duy trì văn hóa tổ chức là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các tổ chức. Do đó, để biết được rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu đề tài tiểu luận “ Vaitrò của việc xây dựng văn hóa trong Doanh nghiệp”. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song bài viết khó tránh khỏi những hạn chế và sai sót, nhómchúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy và các bạn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn. 2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TRONGDOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm về văn hóa: Từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới, điều này cho thấy khái niệm về văn hóa rất đa dạng. Theo UNESCO, khái niệm văn hóa hiểu theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (k ý hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng” Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa được khái hiệm như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Ngoài ra còn rất nhiều khái niệm khác về văn hóa, tuy nhiên chúng ta có thể tạm hiểu văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi trường tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. Mặc dù văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự phát bền vững, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: