Danh mục

Tiểu luận: Hệ thống chính trị Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.82 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống chính trị là tổng thể những tổ chức thực hiện quyền lực chính trị được xã hội chính thức thừa nhận. HTCT tư sản hiện đại thể hiện nền dân chủ tư sản, bao gồm: nhà nước tiêu biểu cho quyền lực công, với các cơ quan lập pháp (nghị viện), cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Hệ thống chính trị Việt Nam HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Môn: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam Đề bài thảo luậnHỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAMI. Khái niệm hệ thống chính trị HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ là tổng thể những tổ chức thực hiện quyền lực chính trị được xã hộichính thức thừa nhận. HTCT tư sản hiện đại thể hiện nền dân chủ tư sản, bao gồm: nhà nước tiêubiểu cho quyền lực công, với các cơ quan lập pháp (nghị viện), cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp;các chính đảng; các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cùng tham gia hoạt động chínhtrị (tranh cử, tham gia chính quyền, biểu tình, vận động quần chúng...). Đặc trưng của HTCT tư sảntheo chế độ đại nghị hay chế độ tổng thống, là chế độ nhiều đảng do giai cấp tư sản và chính đảngcủa nó lãnh đạo; là chế độ tam quyền phân lập. HTCT xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theocơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lí. Đảng Cộng sản, với tư cách là đội tiênphong của giai cấp công nhân và đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc, cósứ mạng lãnh đạo toàn bộ xã hội thông qua nhà nước và các đoàn thể nhân dân; bộ máy nhà nước ,cóchức năng quản lí mọi mặt đời sống xã hội; các đoàn thể nhân dân có chức năng tập hợp các giaicấp, tầng lớp xã hội tham gia việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Ở nhiều nước, có hình thức liênminh chính trị như mặt trận, bao gồm một số chính đảng và tổ chức xã hội tán thành cương lĩnh xâydựng chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của đảng cộng sản.II. Các thành tố của hệ thống chính trị Việt Nam1. ĐẢNG CỘNG SẢN Thực tế, từ khi thành lập năm 1930 đến nay, ĐCS Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo xã hội thực hiệnmọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam. Năm 1945, ĐCS lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng tháng8 chấm dứt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (lànước CHXHCN Việt Nam ngày nay). Năm 1954, sau 9 năm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống xâmlược Pháp thắng lợi, Đảng đã giành sự kiểm soát hành chính trên một nửa nước Việt Nam. Từ năm1954 đến 1975 ĐCS đã lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở miền Bắc, thực hiện cuộc khángchiến chống xâm lược Mỹ trên cả nước và giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, thống nhất đấtnước năm 1976. Năm 1986 ĐCS đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới đạt được nhiềuthắng lợi to lớn, sau 10 năm đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, bước vào thờikỳ mớiđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thànhnước công nghiệp vào năm 2020.ĐCS Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hộitoàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. BCH TW bầu ra Bộ chính trịvà Tổng Bí thư. Trước đây chức vụ cao nhất trong Đảng là Chủ tịch Đảng (do Hồ Chí Minh đảmnhận). Tổng Bí thư đầu tiên của ĐCS Việt Nam là ông Trần Phú. Tổng Bí thư hiện nay là ông NôngĐức Mạnh. Mọi công dân Việt Nam nếu tự nguyện gia nhập ĐCS và nếu tổ chức Đảng thấy có đủtiêu chuẩn thì sẽ làm lễ kết nạp. Tuy nhiên, người Đảng viên mới đó phải trải qua một thời kỳ thửthách, ít nhất là một năm, mới có quyền biểu quyết, bầu cử và ứng cử trong Đảng. ĐCS Việt Nam đãtrải qua 10 lần đại hội. Đại hội X diễn ra vào tháng 4/2006. Hiện nay Đảng có hơn hai triệu đảngviên.2. HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC2.1. Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.a) Nhiệm vụ: Lập hiến, lập pháp; giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệmvụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệxã hội và hoạt động của công dân.b) Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm, hoạt động thông qua kỳ họp 1 năm 2 lần. Ngoài ra, nếu ủy banThường vụ Quốc hội xét thấy cần thiết hoặc do yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc 1/3 tổngsố đại biểu thì Quốc hội sẽ họp đột xuất.c) Đại biểu Quốc hội: Là công dân Việt Nam, từ 21 tuổi trở lên, có phẩm chất, trình độ, năng lực,được cử tri tín nhiệm bầu ra. - Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp Quốc hội, có quyền trình dự án luật, dự ánpháp lệnh trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởngViện Kiểm sát nhân dân tối cao. - Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri.d) Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội: Là đại biểu Quốc hội do Quốc hội bầu ra vào kỳ họp đầu tiêncủa mỗi khóa Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội là người giúp việc cho Chủ tịch theo sự phâncông của Chủ tịch.e) Ủy ban thường vụ Quốc hội: Là cơ quan thường trực giữa hai kỳ họp của Quốc hội. - Có quyền về hoạt động giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, phápl ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: