Danh mục

Tiểu luận: Kiến nghị Chính sách đối ngoại Việt Nam để đảm bảo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.64 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải tài liệu: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại được nêu rõ trong Đại hội Đảng lần thứ X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận:Kiến nghị Chính sách đối ngoại Việt Nam để đảm bảo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 Tiểu luận Hội nhập An ninh – Chính Trị - Văn hóa KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM Chủ đề: Kiến nghị Chính sách đối ngoại Việt Nam để đảm bảo định hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Vấn đề: Hội nhập An ninh – Chính trị - Văn hóa. A. MỤC TIÊU CHUNG: Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại được nêu rõ trong Đại hội Đảng lần thứ X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực…” Chính sách đối ngoại tập trung vào thực hiện 3 mục tiêu lớn có mối quan hệ mật thiết với nhau là đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Để đáp ứng được các chủ trương đó, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và yêu cầu đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chúng tôi cho rằng chiến lược đối ngoại phục vụ phát triển an ninh-chính trị-văn hóa đất nước giai đoạn 2010- 2020 cần được xây dựng và thực hiện với tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, tạo nên tầm thế mới của đất nước ta trên trường quốc tế. B. KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM I. Kiến nghị về hội nhập an ninh – chính trị: 1. Căn cứ hoạch định: Thế giới và khu vực đang có những bước chuyển mình nhanh chóng, thế và lực của các “cực” trong cục diện thế giới “đa cực” đang có những diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ tới các thiết chế đa phương. Bản thân các thiết chế đa phương cũng đang phải tự thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Biến chuyển nhanh chóng của môi trường quốc tế và vì thế mới của Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới, các bước đi mới trong các hoạt động ngoại giao đa phương. Ngày nay, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế đã phát huy vai trò ngày càng tích cực. Vai trò của các thiết chế đa phương sẽ ngày càng tăng trong đời sống quốc tế và vai trò của các thiết chế đa phương quốc tế chủ đạo sẽ không thay đổi như: Liên Hiệp Quốc, WTO, IMF… Sau hơn 20 năm đổi mới với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế cũng như các diễn đàn, khuôn khổ hợp tác đa phương như Liên Hiệp Quốc, ASEAN, APEC…, đã thu được những kết quả to lớn, thiết thực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong những năm gần đây, hoạt động ngoại giao trên các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu , đưa vai trò và vị thế đất nước lên cao, hội nhập sâu rộng hơn vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của thể giới. Việt Nam hiện nay mới chỉ chú trọng vào hội nhập kinh tế, chưa đi sâu vào hội nhập an ninh – chính trị. Do vậy, Việt Nam cấn phải chủ động hơn nữa, tham gia tích cực vào các thiết chế đa phương, hội nhập không những trên lĩnh vực kinh tế mà còn hội nhập cả an ninh – chính trị. Hội nhập an ninh là cơ hội để chúng ta nâng cao hơn nữa vị thế và hình ảnh một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình với những tham gia và đóng góp hiệu quả vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, phồn vinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Kiến nghị: Việt Nam cần phải chủ động hội nhập an ninh – chính trị với thế giới. Với lộ trình thích hợp, chủ động tham gia các thiết chế đa phương, các sáng kiến an ninh khu vực và liên khu vực: a) Đối với Liên Hiệp Quốc: 2.1. Việt Nam nên tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. 2.2. Việt Nam nên tiếp tục tích cực tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. b) Đối với ASEAN: Việt Nam nên tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại ASEAN. Xác định ASEAN là trọng tâm chiến lược của ngoại giao đa phương, là địa bàn chiến lược để ta triển khai đường lối đối ngoại chung. 3. Phương hướng triển khai a) Đối với Liên Hiệp Quốc: 3.1. Việt Nam tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc: - Tham gia một phần vào trách nhiệm quốc tế, Việt Nam có thể đóng góp ở mức tượng trưng như: cử lực lượng y tế hay các lực lượng dân sự khác như báo chí, kĩ sư,… - Cử một số đoàn đi học tập và trao đổi kinh nghiệm của một số nước đã tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc như Indonexia, Malaysia, Vương quốc Anh, Australia,…  Đóng góp nhân lực cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc giúp nâng cao hơn nữa vị thế của VN trên trường quốc tế. 3.2. Việt Nam nên tiếp tục tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bằng cách: - Liên tục tự ứng cử mình vào vị trí chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. - Sẵn sàng tham gia các cơ chế cả trong và ngoài Hội đồng Bảo an vể việc tăng cường hỗ trợ tái thiết và phát triển cho những nước vừa trải qua xung đột…. - Tham gia đầy đủ vào quá trình kiến tạo, xây dựng những quyết định quan trọng của Hội đồng bảo an liên quan đến các vấn đề hòa bình và an ninh quan trọng hàng đầu của khu vực và thế giới. - Tích cực tham vấn, hợp tác chặt chẽ với các ủy viên khác trong Hội đồng bảo an để có thể đưa ra các quyết sách kịp thời và phù hợp. b) Đối với ASEAN: - Kiên trì “Chủ trương nhất quán của Việt Nam là đã và sẽ tiếp tục tham gia hợp tác ASEAN với phương châm ‘tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, - Tham gia tích cực hơn trong ASEAN và các c ...

Tài liệu được xem nhiều: