Danh mục

Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.75 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,500 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế nhằm nêu để thành công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trong các vụ tranh chấp thừa kế, Luật sư cần chú ý một số đặc thù riêng biệt trong tranh chấp thừa kế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế Tiểu luận KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯTRONG CÁC VỤ ÁN VỀ THỪA KẾ Để thành công trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trong các vụtranh chấp thừa kế, Luật sư cần chú ý một số đặc thù riêng biệt trong tranh chấpthừa kế.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC VỤ VIỆC TRANH CHẤP THỪA KẾ : Đặc điểm thứ nhất: Đây là quan hệ tranh chấp liên quan đến những ngườithân thích, ruột thịt trong gia đình, dòng tộc. Tranh chấp xung quanh thừa kế di sảnlà loại tranh chấp nặng nề, phức tạp, ở một khía cạnh nào đó liên quan đến tìnhcảm thiêng liêng nhiều lúc sâu lắng trong tâm khảm không chỉ giữa những ngườiđang tranh chấp mà vô hình chung nó liên quan đến quan hệ với người đã quá cốđể lại di sản thừa kế. Quan hệ tranh chấp thoạt nhìn thì có vẻ như đơn giản, nhưngbên trong chứa chất mâu thuẫn phức tạp, nặng nề và nhiều lúc gây gay gắt, sâu sắc. Quan hệ tranh chấp thừa kế không chỉ liên quan đến một vài đương sự,nhiều vụ việc thực tế liên quan đến rất nhiều người trong gia đình, họ tộc. Nếu giảiquyết không tốt nhiều lúc quan hệ tranh chấp tài sản thừa kế trở thành mối ungnhọt phá vỡ tình cảm trong gia đình, họ tộc đã được hình thành qua nhiều thế hệ.Thậm chí quan hệ tranh chấp đó có thể phá vỡ cả hệ thống tiêu chí đạo đức, mĩ tụckết tinh thành truyền thống tương thân, tương ái của từng gia đình và dòng tộc. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình trong tranh chấpthừa kế, Luật sư còn cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn tình anh em, nghĩa đồngbào, tình ruột thịt, và xa hơn là tình làng nghĩa xóm, vun đắp cho tình nghĩa giađình anh em ruột thịt và tạo cho xã hội ổn định và phát triển. Đặc điểm thứ hai: Quan hệ tranh chấp về thừa kế gắn liền với nhiều yếu tốtruyền thống “gia phong”, “gia tộc”, có những quan hệ gắn với gốc rễ, cội nguồncủa gia đình, họ tộc, thậm chí ở nhiều địa phương gắn với nhiều phong tục tậpquán sắc tộc, quần cư, ... Yếu tố gốc gác cội nguồn thể hiện trong quan hệ thừa kếvừa cụ thể, vừa tế nhị - vì không chỉ là quan hệ pháp lý đơn thuần, mà còn mangnặng tình cảm của từng cá nhân tham gia vào quan hệ đó. Đặc điểm thứ ba: Quan hệ tranh chấp về di sản thừa kế không chỉ liên quanchủ yếu đến quan hệ tài sản và quyền tài sản, mà còn liên quan đến quyền nhânthân của các đương sự tranh chấp thừa kế. Việc thừa nhận được hưởng di sản gắnvới cội nguồn, quyền nhân thân của họ. Cũng từ đó nhiều lúc liên quan đến danhdự của từng cá nhân trong xã hội. Có nhiều trường hợp đương sự không chỉ đơnthuần được hưởng di sản của người để lại thừa kế, mà qua đó để khẳng định tínhhuyết thống, tình cảm của người quá cố đối với mình và ngược lại, bằng cách đóduy trì quan hệ gia đình với người khác, ... Đặc điểm thứ tư: Quan hệ tranh chấp về thừa kế, bao giờ cũng liên quanđến tài sản và quyền tài sản, thường di sản là những tài sản có giá trị lớn hoặc disản có ý nghĩa về tinh thần ... Di sản càng có giá trị lớn về kinh tế, có ý nghĩa lớnvề mặt tinh thần thì tranh chấp càng gay gắt và đó là quy luật. Hơn nữa, do nhữnghạn chế của hệ thống pháp luật nước ta trước đây còn thiếu hoặc chưa quy địnhđầy đủ về thủ tục đăng ký, quản lý tài sản của công dân (đặc biệt là bất động sản),nên việc xác định nguồn gốc của di sản thừa kế trở nên khá phức tạp, khó khăn.Vấn đề khó khăn nan giải của Luật sư là xác định đúng, chính xác có phải người đểlại thừa kế là chủ sở hữu đích thực tài sản đó hay không, đặc biệt là liên quan đếnbất động sản. Đặc điểm thứ năm: Liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật điềuchỉnh quan hệ thừa kế. Thực tế hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực thừakế, giải quyết tranh chấp thừa kế chưa đồng bộ, thậm chí có chỗ còn chưa thốngnhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn. Do điều kiện khách quan của các cuộc chiếntranh giải phóng đất nước, chúng ta đã không dành sự quan tâm thích đáng đối vớilĩnh vực pháp luật này. Hơn nữa, do chiến tranh kéo dài, những hồ sơ gốc gác tàisản của công dân cũng thất lạc, mất mát, ... Sau khi thành lập nhà nước mới và saukhi giải phóng miền nam, những quy định pháp luật về chuyển dịch tài sản và quảnlý tài sản (đặc biệt là bất động sản) từ chế độ cũ sang chế độ mới cũng thay đổi vàkhác biệt về bản chất. Đặc điểm thứ sáu: Nói đến thừa kế là liên quan đến Luật Hôn nhân – Giađình, Luật Hôn nhân – Gia đình của nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa mới cóhiệu lực từ năm 1961 nhưng do đất nước bị kẻ thù chia cắt nên luật này chỉ mới cóhiệu lực ở miền Bắc. Đến năm 1980, khi Quốc hội chung của cả nước thống nhấtmới có Nghị quyết về áp dụng văn bản quy phạm luật thống nhất chung cho cảnước trong đó có Luật hôn nhân – Gia đình. Do đặc thù lịch sử đó, quan hệ Hônnhân – Gia đình ở nước ta trong giai đoạn lịch sử vừa qua là phức tạp, cùng với sựchuyển dịch dân số, con người từ vùng này sang vùng khách trong điều kiện chiếntranh làm cho quan hệ hôn nhân – gia đình càng phức tạp. Đặc điểm thứ bảy: ...

Tài liệu được xem nhiều: