Danh mục

Tiểu luận: Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chính

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.47 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,500 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước bối cảnh của nền kinh tế và xã hội phát triển nhanh chóng, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên một bức tranh đổi mới nhanh chóng, trình độ pháp luật của người dân được nâng cao một cách rõ ràng. Để thu hút thêm nữa nguồn đầu tư của nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải cách bộ máy hành chính, xây dựng một nhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chínhKỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính Tiểu luận Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính về xử vi phạm hành chính 2 I. LỜI NÓI ĐẦU Trước bối cảnh của nền kinh tế và xã hội phát triển nhanh chóng, nhất là khi ViệtNam gia nhập WTO đã tạo nên một bức tranh đổi mới nhanh chóng, trình độ pháp luật củangười dân được nâng cao một cách rõ ràng. Để thu hút thêm nữa nguồn đầu tư của nướcngoài, chính phủ Việt Nam đã không ngừng cải cách bộ máy hành chính, xây dựng mộtnhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn pháp luật. Vì vậy việc các cơ quan nhànước, các đơn vị cá nhân có thẩm quyền ngày càng phải nâng cao kiến thức pháp luật,không thể tùy tiện ban hành các văn bản hay các quyết định xử phạt trái pháp luật. Hiện nay trình độ nhận thức của người dân về pháp luật đã được nâng cao, họkhông dễ dàng chấp nhận các quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền và trái luật định,họ sẵn sang khiếu nại khiếu kiện đến các cơ quan có thẩm quyền nếu như cảm thấy quyềnvà lợi ích mình bị xâm phạm. Và người mà họ tin tưởng tìm đến để mong muốn bảo về choquyền và lợi ích hợp pháp của mình là đội ngũ luật sư. Thực chất của việc khiếu kiện hành chính là sự phản ứng của công dân, tổ chứctrước những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Sự“phản ứng” này, tùy vào từng giai đoạn lịch sử và sự phát triển kinh tế - xã hội mà Nhànước có những nội dung và biện pháp điều chỉnh pháp lý khác nhau. Trước đây, việc khiếukiện hành chính chủ yếu được giải quyết bởi các cơ quan và cán bộ công chức hành chínhcó thẩm quyền và theo trình tự thủ tục hành chính. Hiện nay, để tăng cường chất lượng vàđảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết khiếu nại, Nhà nước ta đã giao thêm thẩmquyền cho Tòa án tham gia giải quyết khiếu kiện hành chính theo trình tự tư pháp (tố tụnghành chính). Như vậy, so với khiếu kiện tư pháp, chỉ giải quyết theo quy định của pháp luật tốtụng và được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Còn khiếu kiệnhành chính được giải quyết qua hai loại trình tự với những thiết chế khác nhau - đó là trìnhtự hành chính với cơ quan, cá nhân do cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết theoLuật Khiếu nại, tố cáo và trình tự tố tụng do Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Hai loạitrình tự này tuy khác nhau về tính chất song chúng có mối liên hệ hữu cơ, trong đó có quytrình và hậu quả giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính là điều kiện tiên quyết choviệc phát sinh khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện theo trình tự tư pháp. Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính có nhiều chủ thể khácnhau (chủ thể tiến hành và chủ thể tham gia) trong đó có vai trò của luật sư ngày càngđược đề cao. Ở vai trò của người luật sư để giúp khách hàng khởi kiện vụ án hành chính nóichung và khởi kiện vụ án hành chính về xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, luật sư cầncó kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính dựa vào các quy định của phápluật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan. TheoPLTTGQCVAHC (1996, sửa đổi bổ sung 1998, 2006) tại Điều I quy định cá nhân, cơquan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hànhchính do yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. II.KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH:2 3 1. Khái niệm Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ côngchức nhà nước (đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) thực hiện quyền yêu cầu Tòa Ángiải quyết vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết địnhkỷ luật buộc thôi việc cán bộ công chức trái pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quá trình giải quyết vụ án hành chínhđược tiến hành theo các giai đoạn sau: - Giai đoạn khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án; - Giai đoạn chuẩn bị xét xử; - Xét xử sơ thẩm; - Xét xử phúc thẩm; - Thi hành bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật; - Giai đoạn đặc biệt: xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậttheo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Đặc điểm của khởi kiện vụ án hành chính Khác với khiếu kiện vụ án dân sự, kinh tế, lao động khởi kiện vụ án hành chính cócác đặc điểm riêng biệt. - Khởi kiện vụ án hành chính có mối quan hệ với khiếu nại theo thủ tục hành chính.Thực chất đây là bước khiếu nại tiếp theo của người khiếu nại nhưng theo trình tự thủ tụctư pháp mà cơ quan nhà n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: