Danh mục

Tiểu luận: Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau chiến tranh lạnh, môi trường quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, mang lại cho thế giới một cục diện hoàn toàn mới. Trật tự hai cực sụp đổ, thế đối đầu giữa hai siêu cường không còn nữa, Mỹ với ưu thế vượt trội cả về kinh tế lẫn quân sự nhanh chóng bước lên vị trí số một.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Lợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay Tiểu luậnLợi ích của Việt Nam trong Quan hệ kinh tế Việt –Trung từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay Mục lụcLời mở đầu ................................................................................................................ 3I.Vài nét chính trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung quốc.................................... 5II.Mối quan hệ kinh tế Việt – Trung từ sau bình thường hóa quan hệ ......................... 7 · Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam từ sau 1975 đến 1991 ......................... 7 · Kinh tế Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc .............. 8 Về hợp tác thương mại, đầu tư: .......................................................................... 8 Về du lịch: ....................................................................................................... 10III.Tại sao Việt Nam không bình thường hóa quan hệ với Trung quốc sớm hơn? ..... 12 · Vấn đề Cam-pu-chia .................................................................................... 12 · Quan hệ Việt-Trung-Xô ............................................................................... 13 · Nhân tố Mỹ.................................................................................................. 13Kết luận................................................................................................................... 14Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 15Lời mở đầu Sau chiến tranh lạnh, môi trường quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi,mang lại cho thế giới một cục diện hoàn toàn mới. Trật tự hai cực sụp đổ, thếđối đầu giữa hai siêu cường không còn nữa, Mỹ với ưu thế vượt trội cả về kinhtế lẫn quân sự nhanh chóng bước lên vị trí số một. Tuy nhiên, Mỹ cũng gặpphải sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước lớn, các nước phát triển nhưTrung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Trong tình hình mới lúc đó, xu thế toàn cầuhóa, khu vực hóa gắn liền với tự do thương mại là xu thế chủ đạo chi phối quanhệ quốc tế, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩthuật đã mang đến cơ hội lớn cùng thách thức cho tất cả các quốc gia, khiếncho các nước muốn phát triển và giữ vững hòa bình, ổn định thì không thểđứng ngoài xu hướng hợp tác được. Bên cạnh đó, mặc dù chiến tranh thế giớiđã kết thúc, nhưng nguy cơ xung đột sắc tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ, nguycơ bị cô lập… vẫn còn tiềm ẩn, là mối lo lớn của mỗi quốc gia. Trước tình thếấy, các nước tham gia vào quan hệ quốc tế dù muốn hay không cũng đều thihành chính sách đối ngoại độc lập, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Việt Nam và Trung Quốc, sau chiến tranh biên giới năm 1979, cũng cónhững điều chỉnh phù hợp hơn trước để hòa vào xu thế chung của cả thế giới.Điều này xuất phát từ những điểm đồng giữa hai nước về mô hình kinh tế xãhội, chế độ chính trị; sự gần gũi về địa lý, lịch sử, văn hóa và quan trọng hơn cảlà nhu cầu chung, lợi ích chung. Cả hai nước đều cần một môi trường xungquanh hòa bình ổn định để phát triển và đứng vững, việc hợp tác giữa hai nướclại có tác dụng phát huy lợi thế so sánh của mỗi bên đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế, ngoài ra cũng tạo được sự kiềm chế và cân bằng nhất định đặt trongmối quan hệ giữa các nước lớn. Đây chính là tiền đề cho việc bình thường hóaquan hệ Việt – Trung vào tháng 11 năm 1991. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ thời điểm bình thường hóa quan hệ đếnnay không còn mang tính chất đồng chí, anh em của những năm 50, 60 của thếkỉ trước nữa mà trở nên phức tạp, như đã được nhận xét: “thân nhưng khônggần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”. Tuy nhiên, sau sựkiện năm 1991, quan hệ trên tất cả các phương diện giữa hai nước đều pháttriển theo chiều hướng tích cực, trong đó, những nét mới của quan hệ kinh tếViệt – Trung là những minh chứng cho sự hợp tác sâu rộng của hai nước. Tại Việt Nam, trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác hữu nghị giữa hainước theo phương châm 16 chữ: “Láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổnđịnh lâu dài, hướng đến tương lai”, Trung Quốc đã có nhiều dự án đầu tư với sốvốn lớn ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và kí kếtnhiều thỏa thuận, hiệp định về kinh tế thương mại, làm cơ sở pháp luật cho việchợp tác lâu dài. Những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác lớn quantrọng của Việt Nam trong giao dịch ngoại thương. Ngoài ra, trong năm 2009,sau khi việc cắm mốc phân định biên giới hoàn thành, Việt Nam và TrungQuốc còn chung tay xây dựng một kế hoạch hợp tác về du lịch lâu dài ở cáctỉnh giáp ranh biên giới hai nước, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho cả hai bên. Song, vấn đề đặt ra ở đây là việc hợp tác mang lại nhiều lợi ích không chỉcho riêng Việt Nam mà cả Trung Quốc, vậy thì tại sao ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: