Danh mục

Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.72 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 13,500 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế nêu lý luận chung về lý luận chung về lạm phát, lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế, điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – LỚP VB15KT002 BÀI TIỂU LUẬN đề tài 9:Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và tăng trưởng kinh tế. GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN NHÓM SV THỰC HIỆN: NHÓM 19 LỚP VB15KT002 S TT 1. PHAN THỊ KIM ANH 02 2. NGUYỄN THỊ THANH HÀ 24 3. ĐOÀN THỊ KIỀU OANH 96 4. NGUYỄN THỊ THU THÙY 129 TPHCM, NĂM 2012 LỜI MỞ ĐẦUTại nhiều nước phát triển, lạm phát được coi là vấn đề kinh tế- xã hội rất nghiêm trọng. khimột nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao sẽ dẫn đến sụt giảm tiết kiệm, sụp đổ đầu tư, cácluồng vốn trong nước sẽ chạy ra nước ngoài. Ngoài ra, lạm phát sẽ làm giảm nhịp độ tăngtrưởng kinh tế, mất khả năng thực hiện những kế hoạch dài hạn của quốc gia và nhượcđiểm của nó tạo nên sự căng thẳng về chính trị và xã hội.Trên thế giới hầu hết các nước đều lấy khối lượng tiền (M2 hay M3) hoặc tỷ giá làm mụctiêu trung gian trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia. Tuy nhiên, vào nhữngnăm 1990, có một số nước công nghiệp phát triển đã phá lệ truyền thống trong việc xâydựng các mục tiêu trung gian tương tự mà tập trung tâm điểm vào chỉ số lạm phát. Cáchtiếp cận tương đối mới này tập trung vào kiểm soát lạm phát và được gọi là lạm phát mụctiêu (Inflation targeting). Đây là một cơ chế điều hành CSTT tương đối mới, đi đầu ápdụng nó là ngân hàng Trung ương (NHTU) Niu- Dilân (năm 1990), và hơn chục năm quađã có hành loạt các nước thực hiện như Canađa (1991), Vương quốc Anh (1992), Phần lan(1993), Thụy Điển (1993), Ôxtrâylia (1993), Tây Ban Nha (1994)... và tại châu Âu hiệnnay có Thụy Sỹ, Na Uy, Ailen đã công bố về việc chuyển đổi sang lạm phát mục tiêu trongđiều hành CSTT của mình. Nước đầu tiên trong các nước đang phát triển áp dụng lạm phátmục tiêu là Chilê, sau đó đến Brazin và Ixraen. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi có thểnhắc đến Cộng hoà Séc, Ba Lan và từ tháng 6-2001 có Hungari.Vậy tại sao hàng loạt quốc gia trên lựa chọn lạm phát mục tiêu?Thực tế chỉ ra rằng việc mau chóng đạt được một vài mục tiêu (tạo thêm việc làm và tăngtrưởng kinh tế) với sự trợ giúp của CSTT mở rộng sẽ không tránh khỏi lạm phát gia tăng,dẫn đến xung đột nguyên tắc ổn định giá cả. Và từ đó, họ nhận ra rằng việc đạt được ổnđịnh giá cả mới là yếu tố tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hay ngay như trong LuậtNHTƯ châu Âu có nói rằng mục tiêu cơ bản nhất của CSTT là ổn định giá cả, bên cạnh đóLớp VB15KT002-Đề tài 09 Page 2cần tập trung đến các mục tiêu kinh tế khác như tạo thêm việc làm, tạo sự nhịp nhàng giữadao động của sản xuất và việc làm trong ngắn hạn v.v... nhưng không được xung đột mụctiêu cơ bản nhất - ổn định giá cả. Để kết thúc lời giải đáp cho câu hỏi trên, xin mượn lờicủa một nhà kinh tế học nổi tiếng - F.Mishkin: Tập trung phát triển sức mạnh kinh tế sẽđến sau khi thực hiện các phương pháp kiềm chế lạm phát, đối với những nước tiến hànhkế hoạch hóa lạm phát... có thể đưa ra kết luận rằng lạm phát mục tiêu sẽ củng cố quá trìnhphát triển kinh tế và thêm vào đó kiểm soát được lạm phát.Lớp VB15KT002-Đề tài 09 Page 3CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT , LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ I. Lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát 1 .Khái niệm lạm phát: Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát , nhưng nóichung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn:.  Theo Các Mác trong bộ tư bản: “lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt”.  Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: lạm phát là biểu thị một sự tăng lên của mức giá chung. Theo ông: “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”.  Milton Friedmen thì quan niệm: “ lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Ông cho rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ý kiến đó của ông đã được đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes tán thành.  Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: