Danh mục

Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế: Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp FDI vào ngành dệt may Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 601.11 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài gồm 4 chương: Chương 1 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp fdi vào ngành dệt – may việt nam, Chương 2 Thực trạng hoạt động của FDI đối với ngành dệt – may Việt Nam, Chương 3 Những đóng góp của doanh nghiệp FDI tới môi trường đầu tư và ngành công nghệ dệt – may Việt Nam, Chương 4 Kết luận.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế: Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp FDI vào ngành dệt may Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM ------ KHOA KINH TẾ - CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BÀI TIỂU LUẬN: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM HỌ VÀ TÊN: HUỲNH VĂN TÀI MSSV: 12125071 GVHD: TRƯƠNG THỊ HÒA LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có môi trường chính trị ổn định nhất, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài về những rủi ro do biến động kinh tế, chính trị. Đây chính là điểm mạnh để ta tích cực khai thác dòng FDI vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Và ở bài tiểu luận này em xin làm rõ vấn đề thu hút dòng vốn FDI vào ngành Dệt - May. Cùng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác, ngành Dệt - May thực sự là chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới. Nhờ phát huy những thế mạnh sẵn có trong nước và tận dụng những thuận lợi bên ngoài. Ngành công nghiệp truyền thống Dệt - May không chỉ có vị trí then chốt trong giai đoạn hiện nay mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.Từ khi đổi mới, ngành dệt may không ngừng phát triển về qui mô, năng lực, công nghệ trang thiết bị, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, sản phẩm dệt may Việt nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ…Nhưng liệu rằng như thế đã đủ yên tâm cho các nhà đầu tư quyết định chọn Việt Nam hay không? Và đâu là những thuận lợi khó khăn khi FDI vào Việt Nam, hoạt động của những doanh nghiệp này đã góp phần gì nâng cao công nghệ Dệt - May Việt Nam?... Đó chính là nội dung chủ yếu của bài tiểu luận này. Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 2 I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI VÀO NGÀNH DỆT – MAY VIỆT NAM 1. Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Ngành Dệt – May ở Việt Nam Sau chiến tranh thế giới thứ hai, môi trường kinh tế chính trị thế giới ổn định, các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế gia tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế, từ sản xuất, chế tạo, lắp ráp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, vận tải, tư vấn... cho đến các lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Quy mô các dự án cũng rất đa dạng từ hàng trăm ngàn USD đến hàng tỷ USD. Tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2014 cả nước có 390 dự án mới được cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư với tổng vốn đăng ký 3,22 tỷ USD, bằng 65,4% so với cùng kì năm 2013. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) Đến 20 tháng 4 năm 2014, có 140 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,62 tỷ USD, bằng 49,7% so với cùng kì năm 2013. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,855 tỷ USD, bằng 59,1% so với cùng kì 2013. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) Ngành Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và trình độ kỹ thuật không yêu cầu quá cao, đặc biệt là trong ngành may. Và không giống các Ngành công nghiệp khác như điện tử, luyện kim,chế tạo ô tô… yêu cầu người công nhân phải một trình độ kỹ thuật nhất định, Ngành Dệt may chủ yếu cần sự thạo việc, lành nghề. Chính vì vậy Dệt may chính là ngành cho phép các nước tận dụng được lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, giá rẻ, độ cần cù chăm chỉ của nhân công. . . đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo tính toán của các nhà kinh tế, để sản xuất 1 Đánh giá hoạt động của FDI vào ngành dệt may Việt Nam Page 3 triệu sản phẩm may mặc trong 1 năm cần 700 - 800 lao động trực tiếp và một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp. Với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành luôn đạt 10% năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 40% năm, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Ngành Dệt – May thu hút 500000 lao động, chiếm 24% lực lượng lao động làm việc trong ngành chế tạo. Hiện nay, DN FDI đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu may mặc tại Việt Nam chủ yếu là các DN của Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Năm 2007, đã có 5,4 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may và xu hướng này tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Tính trong giai đoạn 2007-2012, tổng cộng có 485 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may, với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỉ USD. Chính sự gia tăng mạnh mẽ vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may đã tạo sức bật tăng trưởng cho toàn ngành. (Nguồn: Tổng cục Thống Kê ) Trong hơn 2.000 DN dệt may tại Việt Nam, số lượng DN FDI chiếm gần một nửa. Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2010, đã có 18 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may được cấp phép, với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD. (Nguồn: www.vietnamtextile.org.vn - Hiệp Hội Dệt – May Việt Nam) 2. Thuận lợi của ngành dệt Việt Nam đối với FDI Giá công nhân của ngành may mặc của Việt Nam rẻ nhất so với các nước trong khu vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu. Giá nhân công rẻ cùng với chi phí thấp cộng thêm giá thành sản phẩm rẻ. => Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc với nhiều quốc gia trong khu vực. Lại là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện tốt ...

Tài liệu được xem nhiều: