Tiểu luận môn tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2009
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 372.97 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu luận môn tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2009 nhằm trình bày về nguyên nhân khủng hoảng, diễn biến của cuộc khủng hoảng, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, biện pháp đối phó với khủng hoảng của Mỹ và bài học cho Việt Nam từ khủng hoảng tài chính Mỹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ “KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ GIAI ĐOẠN 2007-2009” Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thu Hiền Nhóm: 6 Học viên: Phạm Thị Mai Anh Đỗ Mạnh Cường Phạm Thị Thu Hoài Lương Thị Xuân Hồng Lương Thị Hồng Loan Nguyễn Hồng Anh Lớp: 19A TCNH 1 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế Mỹ dù đã đi qua tuy nhiên hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế nhiều nước là hết sức nặng nề, thậm chí đến lúc này nhiều nước vẫn đang gồng mình vật lộn với những khó khăn mà nó để lại. Đây là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010. Khủng hoảng Mỹ xảy ra với sự bất ngờ lớn của thế giới. Không ai có thể ngờ rằng một tượng đài, một đầu tàu Thế giới lại có thể suy sụp nhanh đến như vậy và kéo theo nó là bao nhiêu khó khăn mà cả Thế giới phải gánh chịu. Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là gì? Diễn biến của nó ra sao? Hậu quả gây ra như thế nào? Chính phủ Mỹ đã có biện pháp gì và Việt Nam có tránh được cơn bão khủng hoảng đó hay không? Vâng, đó cũng chính là nội dung mà nhóm chúng tôi đã tổ chức thảo luận để tìm ra lời giải. Từ đó có một cách nhìn tổng quát về cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 2007-2009. Tiểu luận gồm 5 phần: Chương I: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG Chương II: DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG Chương III: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Chương IV: BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA MỸ Chương V: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2 CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG Khủng hoảng tài chính xảy ra tại một trong những thị trường tài chính lâu đời và lớn mạnh nhất thế giới. Hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ đã sụp đổ và ảnh hưởng của nó trên phạm vi toàn thế giới thực sự khiến thế giới phải kinh ngạc. Có thể có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng . Vậy nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và kéo theo đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể coi là tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của thế giới? Nhóm chúng tôi xin phân tích dựa trên những nguyên nhân như sau: 1.Khủng hoảng nợ dưới chuẩn Cho vay thế chấp dưới chuẩn là khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao. Các khoản vay này không được xem xét kỹ lưỡng và thường được bảo đảm bởi rất ít hoặc không có giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của người đi vay. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, khi sự bùng nổ của giá nhà đất trở nên đỉnh điểm, số lượng các giấy tờ đã được giảm thiểu tới mức thấp nhất. Các khoản vay này còn được gọi là “không giấy tờ” bởi vì chúng hầu như không được bảo đảm bằng bất kỳ giấy tờ nào. Điểm tín dụng trở thành tiêu chuẩn duy nhất. Nếu điểm tín dụng của một cá nhân thấp thì khoản vay mang hình thức dưới chuẩn (Đây là khoản vay với chất lượng thấp hơn so với khoản vay đạt chuẩn, vốn được cho vay với đầy đủ các giấy tờ cần thiết). Để bù đắp lại rủi ro cao, những khoản vay này là những khoản vay với lãi s uất cao hoặc người đi vay phải vay theo lãi suất ARM với lãi suất ban đầu thấp sau đó được điều chỉnh dần lên những mức cao hơn. Theo truyền thống, người mua thường muốn vay tiền mua nhà với lãi s uất cố định hơn là lãi suất linh hoạt, theo đó, họ sẽ phải thanh toán hàng tháng tiền lãi với lãi suất cố định trong suốt 30 năm. Tuy nhiên, lãi suất ARM lại rất thấp với thời hạn từ 3 đến 5 năm. Chính vì vậy, nó đã thu hút được những người mua có thu nhập thấp. 2.Chứng khoán hóa Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. 3 Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận môn tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2007-2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ “KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ GIAI ĐOẠN 2007-2009” Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thu Hiền Nhóm: 6 Học viên: Phạm Thị Mai Anh Đỗ Mạnh Cường Phạm Thị Thu Hoài Lương Thị Xuân Hồng Lương Thị Hồng Loan Nguyễn Hồng Anh Lớp: 19A TCNH 1 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế Mỹ dù đã đi qua tuy nhiên hậu quả mà nó để lại cho nền kinh tế nhiều nước là hết sức nặng nề, thậm chí đến lúc này nhiều nước vẫn đang gồng mình vật lộn với những khó khăn mà nó để lại. Đây là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực, bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010. Khủng hoảng Mỹ xảy ra với sự bất ngờ lớn của thế giới. Không ai có thể ngờ rằng một tượng đài, một đầu tàu Thế giới lại có thể suy sụp nhanh đến như vậy và kéo theo nó là bao nhiêu khó khăn mà cả Thế giới phải gánh chịu. Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là gì? Diễn biến của nó ra sao? Hậu quả gây ra như thế nào? Chính phủ Mỹ đã có biện pháp gì và Việt Nam có tránh được cơn bão khủng hoảng đó hay không? Vâng, đó cũng chính là nội dung mà nhóm chúng tôi đã tổ chức thảo luận để tìm ra lời giải. Từ đó có một cách nhìn tổng quát về cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 2007-2009. Tiểu luận gồm 5 phần: Chương I: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG Chương II: DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG Chương III: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Chương IV: BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA MỸ Chương V: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2 CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG Khủng hoảng tài chính xảy ra tại một trong những thị trường tài chính lâu đời và lớn mạnh nhất thế giới. Hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ đã sụp đổ và ảnh hưởng của nó trên phạm vi toàn thế giới thực sự khiến thế giới phải kinh ngạc. Có thể có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng . Vậy nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và kéo theo đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể coi là tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển của thế giới? Nhóm chúng tôi xin phân tích dựa trên những nguyên nhân như sau: 1.Khủng hoảng nợ dưới chuẩn Cho vay thế chấp dưới chuẩn là khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao. Các khoản vay này không được xem xét kỹ lưỡng và thường được bảo đảm bởi rất ít hoặc không có giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của người đi vay. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, khi sự bùng nổ của giá nhà đất trở nên đỉnh điểm, số lượng các giấy tờ đã được giảm thiểu tới mức thấp nhất. Các khoản vay này còn được gọi là “không giấy tờ” bởi vì chúng hầu như không được bảo đảm bằng bất kỳ giấy tờ nào. Điểm tín dụng trở thành tiêu chuẩn duy nhất. Nếu điểm tín dụng của một cá nhân thấp thì khoản vay mang hình thức dưới chuẩn (Đây là khoản vay với chất lượng thấp hơn so với khoản vay đạt chuẩn, vốn được cho vay với đầy đủ các giấy tờ cần thiết). Để bù đắp lại rủi ro cao, những khoản vay này là những khoản vay với lãi s uất cao hoặc người đi vay phải vay theo lãi suất ARM với lãi suất ban đầu thấp sau đó được điều chỉnh dần lên những mức cao hơn. Theo truyền thống, người mua thường muốn vay tiền mua nhà với lãi s uất cố định hơn là lãi suất linh hoạt, theo đó, họ sẽ phải thanh toán hàng tháng tiền lãi với lãi suất cố định trong suốt 30 năm. Tuy nhiên, lãi suất ARM lại rất thấp với thời hạn từ 3 đến 5 năm. Chính vì vậy, nó đã thu hút được những người mua có thu nhập thấp. 2.Chứng khoán hóa Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. 3 Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO, nên đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan. Thêm vào đó, việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn. Thực tế, thị trường nhà ở bắt đầu tự điều chỉnh từ năm 2005 khiến cho giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng 8 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khủng hoảng tài chính Mỹ Khủng hoảng tài chính Tài chính Mỹ Tài chính quốc tế Tiểu luận tài chính quốc tế Đề tài tài chính quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
16 trang 188 0 0
-
Các bài tập và giải pháp Tài chính quốc tế ứng dụng Excel: Phần 2
197 trang 139 0 0 -
18 trang 120 0 0
-
Tiểu luận: Khủng hoảng tiền tệ Mexico và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
37 trang 87 0 0 -
Giáo trình Tài chính quốc tế (Tái bản lần 2 có sửa chữa và bổ sung): Phần 2
220 trang 82 0 0 -
Không ưu đãi thuế, quỹ mở phải… khép
3 trang 78 0 0 -
53 trang 77 0 0
-
Kinh tế vĩ mô và những câu chuyện ngắn (Tập 1): Phần 2
59 trang 61 0 0 -
19 trang 60 0 0
-
Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ: Phần 2 - NXB ĐH Kinh tế quốc dân
277 trang 56 0 0